Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Truyền thuyết “Rồng” và “Phượng” bắt nguồn từ đâu?

28/05/2021
Truyền thuyết “Rồng” và “Phượng” bắt nguồn từ đâu?

Ở Trung Quốc, từ xưa đã có thuyết “Rồng Phượng báo điềm lành” (Long Phụng trình tường). Vậy trong thực tế có Rồng” và “Phượng không?

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì trên thế gian này vốn chẳng có Rồng. Thế thì tại sao người ta lại vẽ ra được hình dáng con Rồng? Có thuyết nói rằng, vào khoảng bốn năm nghìn năm trước đây, ở phương Bắc có tộc người Hoa Hạ. Thị tộc này sinh sống ở Tây - bắc Trung Quốc, thế mạnh người đông đã tìm cách phát triển sang phía Đông và xuống phía Nam, thôn tính nhiều thị tộc nhỏ yếu khác. Thị tộc này nhờ rắn làm vật tổ, bấy giờ họ lấy thêm đặc trưng các vật tổ của những thị tộc khác mà họ đã chinh phục được vẽ tiếp vào rắn, tạo thành một con vật rất dũng mãnh, đó là “Rồng”. Sách Bản thảo cương mục chép: “Hình Rồng có chín thứ: đầu con cầu, sừng hưu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng sò, vẩy cá, chân hổ, vuốt chim ưng”. Còn “Phượng”, sách Thuyết văn chép: “Phượng là loại chim thần, cổ rắn, đuôi cá… toàn thân năm sắc màu, từ nước quân tử phương Đông mà ra…” Có thuyết cho rằng, Phượng là vật tổ của một tộc người lớn mạnh ở phương Đông. Quá trình diễn biến của Phượng đại thể cũng giống như rắn. Nó vốn là một giống chim, cùng với sự thôn tính của các thị tộc xung quanh, nó dần được thêm thắt đặc trưng vật tổ của các thị tộc đó mà hình thành ra hình tượng “Phượng”. Sau này, tộc người phương Bắc có vật tổ là Rồng đã đánh bại tộc người phương Đông có vật tổ là Phượng, vì thế Rồng đã chiến địa vị chủ đạo. Tuy nhiên, tộc người phương Đông vẫn còn thực lực, nên tộc người phương Bắc chưa thể thôn tính được. Cho nên sau khi bị thua trận họ vẫn giữ được tính độc lập. Do đó phượng vẫn tồn tại.

Hình Rồng và Phượng hiện nay

Tới xã hội phong kiến, Rồng trở thành vật tượng trưng cho thiên tử, Phượng trở thành tượng trưng cho vợ của vua, ở địa vị phụ thuộc. Trong nhiều công điện và công trình kiến trúc cổ còn lưu lại được, có rất nhiều hình tượng Rồng và Phượng, nhưng nói chung Rồng ở trên, Phượng ở dưới, Rồng ở phía trước, Phượng ở phía sau. Điều đó nói lên Rồng - Thiên tử ở địa vị tối cao vô thượng, còn phượng địa vị lệ thuộc.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: