-
Giỏ hàng của bạn trống!
“Khởi nghĩa khăn vàng” do ai lãnh đạo?
02/06/2021
Cuối thời Đông Hán, các chủ trang viên khắp nơi trong nước như bày cá mập tham lam nuốt chửng phần ruộng đất của các nông hộ và của con cái của họ, biến họ từ những người tự do thành người lệ thuộc, địa vị thấp hèn. Nông dân rơi vào cảnh đường cùng đã nhiều lần chống lại. Nhưng những cuộc phản kháng lẻ tẻ đó đã nhanh chóng bị hàng ngàn, thậm chí hàng vạn gia binh của bọn địa chủ cường hào trấn áp. Nỗi căm uất của nông dân ngày càng mạnh, họ đã có được kinh nghiệm và những bài học qua các lần đấu tranh. Năm 184 sau Công Nguyên, đã bùng nổ một cuộc bạo động, trên đầu đều chít khăn vàng, vì vậy quan quân Triều đình gọi họ là “Giặc khăn vàng”, còn trong lịch sử thì gọi họ là “Quân khăn vàng”, cuộc bạo động này là “Khởi nghĩa khăn vàng”.
Người lãnh đạo khởi nghĩa khăn vàng là Trương Giốc, người Cự Lộc, Hà Bắc. Ông vốn là một đạo sĩ thường dùng phép phù thủy để chữa bệnh cho người. Đạo đó gọi là “đạo Thái bình”. Trương Giốc đi khắp nơi truyền đạo, chữa bệnh, trong mười mấy năm, tín đồ đã có khắp nơi trong nước, đông hàng mấy chục vạn người. Trương Giốc đã đưa ra lời sấm để tín đồ truyền bá rộng khắp: “Trời xanh đã chết, trời vàng đang lập, đến năm Giáp Tý, thiên hạ yên lành”. Có nghĩa là Hoàng đế - ông trời xanh kia đã chết rồi, trời vàng của chúng ta đang được lập nên. Khăn đội đầu và các cờ xí của họ đều dùng màu vàng là có ý nghĩa Trời vàng (Hoàng thiên) như thế.
Thanh thế của cuộc khởi nghĩa khăn vàng rất lớn, phủ quan và bọn cường hào khắp nơi đều hoảng hốt sợ hải khôn cùng. Ngay Hoàng đế cũng lo lắng phải vội vàng điều động binh mã đi trấn áp. Do thế lực chênh lệch, cuộc khởi nghĩa duy trì được gần một năm thì thất bại.