-
Giỏ hàng của bạn trống!
Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ
20/10/2021
Trong rất nhiều loại tinh dầu thì dầu tràm Huế là đối tượng sử dụng khá lớn từ người già, người lớn cho đến trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Các bà mẹ trẻ đa phần đều biết đến một số tác dụng của dầu tràm, nhưng cụ thể cách sử dụng như thế nào thì có lẽ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho các mẹ nội dung trên.
1. Giữ ấm, phòng ho cho trẻ nhỏ:
Trẻ em khi mới sinh thường chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, ho, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi. Cơ thể bé chưa đủ mạnh nên chưa sinh ra kháng thể chống lại viruts bên ngoài xâm nhập, nên mỗi lần bệnh là phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sẽ có hại cho sự phát triển lâu dài của cơ thể của bé.
Để không phải sử dụng thuốc kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe bé thì các mẹ cần phòng, chữa bệnh bằng tinh dầu tràm là một biện pháp thân thiện, không tác dụng phụ.
Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn, kháng viêm, khi được khuếch tán trong không khí hoawch trong căn phòng bé nằm sẽ khiến vi khuẩn không thể làm phát triển và gây hại cho bé. Nó cũng giúp hoạt huyết và giữ ấm cơ thể cho các bé, tránh nhiễm lạnh và côn trùng
Các mẹ lưu ý hãy thường xuyên massage tinh dầu tràm cho bé mỗi lần sau khi tắm. Cho vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage nhẹ vùng cổ, lưng, ngực cho bé.
Ngoài ra, cần xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ để môi trường quanh bé luôn trong lành.
2. Trị chướng bụng và đầy hơi:
Trẻ sơ sinh vốn cơ thể còn non nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, thời điểm này bé sữa bé uống chứa rất nhiều protein khiến bé rất dễ bị chướng bụng, đầy bụng.
Để chữa chướng bụng các mẹ hãy cho một vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay rồi massage vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Tinh dầu giúp giữ ấm vùng bụng, đồng thời giúp thúc đẩy tuần hoàn khu vực tiêu hóa làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó chịu của bé.
3. Sổ mũi, cảm cúm:
Hoạt chất Ceneol và Eucalyptol trong tinh dầu tràm giúp kháng viêm, giảm ho, long đờm và phù nề phế quản, giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, làm loãng đờm.
Nếu trong nhà có trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, nên để một chai tinh dầu tràm, sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ hoặc xông tinh dầu sẽ giảm tình trạng sổ mũi, cảm cúm cho các bé.
4. Bé bị muỗi đốt:
Muỗi và các loại côn trùng có cánh cực kỳ dị ứng với mùi hương của tinh dầu tràm. Các mẹ hãy kết hợp xông tinh dầu và thoa tinh dầu tràm cho bé để tránh bị muỗi đốt và hạn chế các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho bé
- Không để tinh dầu dính vào mắt hoặc những bộ phận nhạy cảm của bé.
- Không thoa lên vết thương hở, vết trầy xước vì sẽ bị kích ứng.
- Không để gần tầm tay của trẻ (trẻ uống hoặc làm vỡ mảnh chai nguy hiểm).
dầu tràm vì sao lại có nhiều màu, Dầu tràm là gì, dầu tràm có uống được không, nên xông tinh dầu gì cho trẻ, nấu dầu tràm, tinh dầu sát khuẩn, giải cảm, giảm đau, dầu tràm trị mụn, đầy hơi, khó tiêu, tràm gió, dầu tràm cho bé, dầu tràm cho trẻ sơ sinh, tác dụng dầu tràm, dầu tràm mẹ và bé, dầu tràm trị ho