-
Giỏ hàng của bạn trống!
11 công dụng thần thánh của tinh dầu tràm không phải ai cũng biết
2021-10-05 15:02:42
Tinh dầu tràm hiện nay được dùng khá phổ biến do tính thông dụng và độ an toàn cao. Dầu tràm có mặt ở hầu hết ở trong các gia đình người Việt chúng ta. Đặc trưng của dầu tràm có tính ấm, mùi thơm, vị cay chát, có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người nên được rất nhiều người quan tâm. Được người dân tin dùng qua chất lượng nhưng để hiệu quả trong sử dụng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 11 công dụng thần thánh của tinh dầu tràm dưới đây.
I. TINH DẦU TRÀM LÀ GÌ?
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá của cây tràm gió, có tên khoa học là Melaleuca leucadendron. Thường mọc tự nhiên thành rừng, trên các đồi núi hoặc trạng cát, thuộc cây thân gỗ nhỏ, cây trưởng thành cao khoảng 5-7m, lá nhỏ nhọn, bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, lá Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm, bởi hình dáng bên ngoài trông khá giống cây tràm trà, một loại cây xuất xứ từ Úc nên nhiều người vẫn lầm tưởng hai loại cây này là một, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy lá của tràm gió to hơn so với tràm trà, đặc biệt đặc tính khoa học của chúng hoàn toàn khác nhau. Thành phần chính của tinh dầu tràm là Cineol (Eucalyptol), α–Terminal, limonene.
II. CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU TRÀM CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Tinh dầu tràm có tính ấm, mùi thơm, được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo y học, chúng có vô số công dụng như trị gió, xoang, chống viêm, hoạt huyết, an thần… tốt cho sức khỏe con người. Công dụng là vậy, nhưng để hiểu thật kỹ lưỡng và rõ bản chất của tinh dầu tràm thì có khá nhiều người vẫn mông lung. 11 công dụng thần kỳ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu và sử dụng tinh dầu tràm đúng cách cho bản thân và gia đình mình.
1. Công dụng của tinh dầu tràm trong chăm sóc sức khỏe
1.1. Chống cảm lạnh, ho
Tinh dầu tràm có thành phần Cinoel có tính năng trị gió, kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp đường hô hấp thông thoáng, trị dứt điểm các cơn ho. Mùa đông, hoặc thời điểm giao mùa, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hoặc chưa kịp thích nghi, thường xuyên sử dụng tinh dầu tràm bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa nhẹ nhàng lòng bàn chân và những nơi dễ bị nhiễm lạnh, tinh dầu tràm với tính ấm vốn có sẽ giúp cơ thể được ấp áp, phòng các bệnh như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp.
1.2. Sát trùng, khử khuẩn, chống viêm
Nhờ hợp chất 1,8-Cineol & Terpineol có trong dầu tràm giúp cơ thể chúng ta có thể chống viêm, chống nhiễm khuẩn tốt.
Tinh dầu tràm sẽ ức chế giải phóng các hóa chất trung gian của quá trình viêm như serotonin, histamin, bradykinin, prostaglandin, ức chế sản xuất các cytokine tham gia quá trình gây viêm như TNF-alpha, leucotrien B4, thromboxan B2, đặc biệt tăng cường tổng hợp sản xuất các tác nhân điều hòa quá trình viêm, giúp vết thương tránh tổn thương nặng, không viêm nhiễm.
Vì tính thông dụng, an toàn nên hiện nay rất nhiều gia đình xông tinh dầu tràm trong phòng để tạo cảm giác khoan khoái, hít mùi hương dễ chịu, đặc biệt hương thơm tinh dầu tràm còn giúp lọc và làm sạch không khí, loại bỏ tạp chất gây hại cho con người tại chính ngôi nhà của bạn. Mùa đông, xông tinh dầu tràm giúp gia đình bạn cảm thấy ấm cúng, cho giấc ngủ ngon hơn. Cũng bởi đặc tính sát trùng, chống viêm hiệu quả nên tinh dầu tràm được sử dụng trong y khoa hiện đại như sát khuẩn chống nhiễm trùng, điều trị các loại nấm, viêm lợi,…
1.3. Long đờm
1,8-Cineol & Terpineol trong tinh dầu tràm có khả năng phân cắt các tổ chức ở chất nhầy niêm mạc hô hấp, từ đó nhờ phản xạ ho đưa dị vật ra ngoài, đờm sẽ được loại bỏ nhanh chóng khi sử dụng tinh dầu tràm.
1.4. Ức chế vi rút cúm kể cả H1N1 và H5N1
Dược chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm được nghiên cứu bởi Viện Pasteur của Hãng Dược phẩm OPDIS PHARMA chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được siêu vi rút cúm A H1N1 và cả H5N1. Chính vì thế, từ năm 2008, Bộ Y Tế đã cấp phép đưa dầu tràm vào “Danh mục thuốc thiết yếu để kiểm soát bệnh địa phương” trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.5. Giảm đau, hạ sốt
Trong quá trình vận động có thể xảy ra va chạm khiến bầm tím tay, chân, bong gân, hay dân văn phòng ngồi nhiều khiến đau mỏi vai gáy, cơ bắp. Thoa và massage tinh dầu tràm vào vị trí tổn thương, đau nhức sẽ giúp các vết bầm tím nhanh tan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu tốt hơn, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó cơ bắp bớt đau nhức, cơ thể sẽ thư thái hơn. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có thể giúp giảm đau đầu,...
Để hạ sốt, độc tố cần được thoát ra ngoài qua lỗ chân lông, đó là lý do khiến việc uống nhiều nước, cơ thể toát mồ hôi sẽ giúp bệnh khỏi nhanh hơn. Dùng khăn sạch, nhúng vào tinh dầu tràm rồi vắt khô đắp lên trán sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, toát mồ hôi và hạ nhiệt nhanh chóng.
2. Tác dụng của tinh dầu tràm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
2.1. Xua đuổi muỗi và côn trùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Theo thống kê, mỗi năm có hơn 700.000 người chết và hơn 500 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm, muỗi giết người thầm lặng thông qua mỗi lần chích vào da, các nhà khoa học cho rằng chúng còn nguy hiểm hơn cả hổ hay cá mập.
Muỗi tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật lây truyền sang cho con người có thể dẫn đến tử vong như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não… trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc xịt muỗi nhưng thường đem lại hiệu quả không cao, có mùi hóa chất rất khó chịu, gây ngộ độc nhẹ cho con người đặc biệt là trẻ em khi hít phải. Theo các nghiên cứu, muỗi định vị và tìm đến con mồi thông qua mùi hương, bởi chúng có thị lực rất kém và chỉ phân biệt được hai màu sáng và tối mà thôi. Chính vì vậy, trong tinh dầu tràm có chứa hàm lượng lớn cineole có mùi thơm và dễ lan tỏa trong không khí, dễ dàng thâm nhập vào các tế bào thần kinh của muỗi. Khi hít phải mùi hương này, tế bào thần kinh của muỗi sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến choáng, mất phương hướng, không xác định được mục tiêu con mồi. Khi hít phải lượng đủ nhiều, muỗi sẽ bị tê liệt hoàn toàn và chết.
Từ đó, chỉ cần thoa dầu tràm lên da giúp tránh được muỗi đốt đặc biệt nếu bị côn trùng cắn dùng dầu tràm xoa để giảm sưng, đau và giảm ngứa rất nhanh. Kết hợp với mùi hương dịu nhẹ của tinh dầu tràm giúp thư giãn, bé yêu tha hồ vui chơi mà không lo muỗi đốt.
2.2. Chống đầy hơi, ăn không tiêu
Quá trình hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể trẻ gặp khó khăn sinh ra lượng khí hư và chất thải không thoát ra ngoài được, ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, tức bụng và khó chịu. Các mẹ hãy nhỏ tinh dầu tràm lên lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 - 15 phút sẽ giúp bụng bé ấm lên, kích thích tuần hoàn hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bé không còn cảm thấy tức bụng mà thay vào đó là cảm giác vô cùng dễ chịu.
2.3. Giảm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường xuyên bị nghẹt mũi, dẫn đến thở khò khè, khó thở bởi tình trạng mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Nhờ Cineol có trong dầu tràm giúp giãn phế quản, tăng cường đưa oxy trực tiếp đến các tế bào phế nang để giải quyết trình trạng khó thở. Vì vậy, khi ngửi hơi dầu tràm sẽ giúp thông thoáng khoang mũi, chất lỏng sẽ nhanh chóng bị tan, trả lại cho trẻ làn không khí trong lành, thở dễ dàng.
3. Công dụng của tinh dầu tràm đối với phụ nữ mang thai và sau sinh
Phụ nữ mang thai và sau sinh cơ thể vô cùng nhạy cảm, các bà mẹ rất cần được chăm sóc chu đáo ở giai đoạn này, ngoài bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ khẩu phần ăn, cần quan tâm hơn đến nhu cầu tinh thần, bởi tâm lý khi mang thai và sau sinh thường bất ổn, dễ stress và trầm cảm.
3.1. Thư giãn tinh thần
Bạn cần hiểu rằng, không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng tốt cho phụ nữ có thai, nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra các cơn đau co thắt, tăng huyết áp, ức chế thuốc… Gợi ý tinh dầu tràm cho mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh đem lại hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình chuyển dạ, tình dầu tràm sẽ giúp các mẹ cảm thấy thư giãn, và tập trung hơn. Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu tràm còn giúp bảo vệ mẹ tốt hơn, ngăn ngừa một số loại bệnh về da hay đường hô hấp.
3.2. Giảm đau nhức xương cốt, phù nề
Phụ nữ mang thai thường hay mắc phải những triệu chứng như đau nhức xương, cơ, khớp và phù nề. Đây là những cơ chế bình thường do sự hình thành và lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cung cấp canxi và chất dinh dưỡng, cũng như cần dự trữ nước trong cơ thể vì thế sẽ gây ra những vấn đề như vậy. Chúng ta có thể sẽ cần phải bổ sung thêm lượng canxi, chất dinh dưỡng với cơ chế ăn uống phù hợp theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.
Nhưng cùng với đó thì tinh dầu tràm cũng sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ làm giảm đi những vấn đề trên bằng cơ chế riêng của nó. Thành phần trong tràm sẽ giúp làm ấm khu vực xương khớp, cơ bắp bị đau, đồng thời tăng cường cơ chế hoạt động của mạch máu, giúp chúng lưu thông được tốt hơn, tăng cường việc trao đổi chất… từ đó sẽ làm giảm đi cảm giác đau đớn, nhức mỏi, phù nề hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh.
3.3. Tránh gió, giữ ấm cơ thể
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có thể trạng cơ thể rất dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài như nhiệt độ, không khí, thời tiết … chính vì thế mà trong giai đoạn này các mẹ cần phải có những cơ chế bảo vệ, cũng như phòng tránh những điều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể cũng như thai nhi.
III. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM NGUYÊN CHẤT
1. Không nên để tinh dầu tràm vào các bộ phận nhạy cảm
Mắt, niêm mạc mắt rất dễ bị tổn thương, vì thế không nên nhỏ bất cứ tinh dầu tràm nguyên chất vào mắt, chúng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mắt, làm giảm thị lực nếu ở liều lượng cao sẽ gây hư hại mắt. Nếu chẳng may tinh dầu tràm rơi vào mắt, hãy nhanh chóng dùng sữa tươi hoặc dầu oliu để làm giảm nồng độ của tinh dầu ngay lập tức. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa về mắt, da khám, nhận định mức độ tổn thương để có những phương án xử lý kịp thời. Đặc biệt, tinh dầu tràm cần để xa tầm tay trẻ em bởi chúng khá tò mò với vật thể lạ.
2. Người bị dị ứng mùi hương
Khi tiếp xúc với tinh dầu tràm, người bị dị ứng với mùi hương sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, khó chịu, nên một số người bị dị ứng mùi hương được khuyến cáo không nên dùng sản phẩm.
dầu tràm vì sao lại có nhiều màu, Dầu tràm là gì, dầu tràm có uống được không, nên xông tinh dầu gì cho trẻ, nấu dầu tràm, tinh dầu sát khuẩn, giải cảm, giảm đau, dầu tràm trị mụn, đầy hơi, khó tiêu, tràm gió, dầu tràm cho bé, dầu tràm cho trẻ sơ sinh, tác dụng dầu tràm, dầu tràm mẹ và bé, dầu tràm trị ho