Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Nghề nấu dầu tràm truyền thống Phú Lộc

16/08/2021
Nghề nấu dầu tràm truyền thống Phú Lộc

Nghề chế biến và chưng cứt dầu tràm là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp lâu đời ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với người dân xứ Huế, dầu tràm được xem là một thứ “biệt dược” được thiên nhiên ban tặng. Với những công dụng cực tốt dành cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi như: phòng và trị cảm cúm, ho, đờm, sổ mũi, chữa đau bụng, các vết côn trùng cắn, dị ứng, đau xương khớp, …

Làng nghề nấu dầu tràm ban đầu ra đời từ vùng đất nông thôn Lộc Thủy, dọc trên tuyến đường Quốc lộ 1A. Khi đi ngang qua tuyến đường này, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những lò nấu dầu tràm dọc hai bên đường nghi ngút là những làn khói mịt mù, hương thơm lan tỏa, đánh thức khướu giác của du khách. Ngay từ xa xưa, vùng đất này sản sinh ra nhiều cây tràm. Tuy chưa làm nên sự giàu sang nhưng đã góp phần nuôi sống bao thế hệ người dân làng tràm Phú Lộc.

Được xem là thần dược có những tác dụng thần kì mà không một loại thảo dược nào có được nên dầu tràm có rất nhiều tác dụng hữu ích như: phòng và trị cảm cúm, ho, đờm, sổ mũi, chữa đau bụng, các vết côn trùng cắn, dị ứng, đau xương khớp, … . Tinh dầu dầu tràm có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió trên thị trường khác đó là không nóng, hương thơm dịu nhẹ được chiết xuất từ tinh chất từ lá của cây tràm gió. Dầu xoa hơi nóng nhưng không bỏng rát nên sử dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và đặc biệt là không có tác dụng phụ.

Qua nhiều thế hệ nấu tinh dầu tràm, các lò nấu dầu tràm hiện nay đã được người dân cải tiến hiện đại hơn trước rất nhiều. Nấu nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn, nhưng công thức vẫn giữ nguyên là nấu bằng phương pháp chưng cứt hơi nước dù năm tháng có trôi qua.

Để nấu được một chai dầu tràm một trăm phần trăm nguyên chất, người nấu dầu phải trải qua nhiều khâu khác nhau như lựa chọn nguyên liệu, xử lí, nấu và lọc dầu. Dầu tràm phải được nấu với nhiệt độ vài trăm độ C mới tạo được lượng hơi nước lớn, khi hơi nước bốc lên nhẹ, sẽ truyền theo ống dẫn để qua bể làm lạnh trở thành tinh dầu rồi chảy xuống bịch đựng dầu, rồi sau đó người ta sẽ lọc dầu tràm đang lẫn vào nước.

Tinh dầu tràm được sản xuất bằng phương pháp chưng cứt hơi nước

Nếu nồi nấu được tận dụng bằng các thùng phi loại 200l, thì mỗi thùng đựng được một tạ lá. Thời gian để nấu được 400ml dầu khoảng 5 giờ đồng hồ, vì thế người làm phải có mặt thường xuyên chờ đợi để đun lửa, chờ cho đến khi lượng dầu đạt mức và đúng thời gian chưng cứt, rồi mới thu được tinh dầu tràm nguyên chất.

Anh Nguyễn Tiến Vinh - Chủ cơ sở dầu tràm Love Baby, người có nhiều năm kinh nghiệm nghề nấu dầu tràm, cho biết: “Nguyên liệu trước đây để nấu dầu tràm là rất nhiều. Tràm mọc trãi dài trên các đồi cát ở huyện Phú Lộc. Nhưng hiện ngày càng khang hiếm nên phải thu mua ở nhiều nơi khác nhau”. Trải qua bao thăng trầm, con cháu đời sau vẫn giữ lấy nghề của cha ông. Mỗi sáng sớm, chạy dọc theo quốc lộ 1A khắp huyện Phú Lộc, các lò dầu tràm luôn đỏ lửa, với những mùi thơm đặc trưng mà chẳng nơi nào lẫn được.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: