Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

BÍ ẨN NGHỀ NẤU DẦU TRÀM LỘC THỦY

22/10/2021
BÍ ẨN NGHỀ NẤU DẦU TRÀM LỘC THỦY

Đến vùng đất Lộc Thủy (Phú Lộc) hỏi những người dân địa phương nấu dầu tràm một câu hỏi “Dầu tràm Lộc Thủy có từ bao giờ?”. Chúng ta sẽ nhận về một câu trả lời là “dầu tràm Lộc Thủy có từ lâu rồi, do ông bà xưa truyền lại, nhưng cũng không rõ từ bao giờ?”.

Câu trả lời khá mơ hồ. Để biết rõ nguồn gốc lịch sử, chúng ta hãy cùng với Dầu tràm Love Baby tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Nước Ngọt (Lộc Thủy) vào những năm 1925 -1935, là một vùng đất rậm rạp, hoang vu, người dân sinh sống thưa thớt và đi lại khá khó khăn. Năm 1925, để truyền đạo Công giáo về địa phương, Giáo phận Huế đã cử Cha Raphaël Antoine Fasseaux người Bỉ (tên thường gọi là Cố Phương) về xây dựng nhà thờ và truyền giáo ở đây.

Chân dung Cha Raphaël Antoine Fasseaux

Cha rất được lòng người dân vì là một người Tây nhưng có lối sống đơn sơ, bình dị, gần gũi với người dân cơ cực. Ngoài giờ kinh lễ nhà thờ, ông cũng tham gia lao động, cầm cuốc trồng khoai, trồng đậu như một nông dân thứ thiệt.

Thời đó, vùng đất Thủy Yên, Thủy Cam, Đập, Phú Xuyên, Phước Hưng, Tam Vị… khá hoang vu, đi lại khó khăn, được ví như vùng rừng thiêng nước độc. Cây cối rậm rạp, nên sinh ra nhiều muỗi, người dân địa phương thường bị sốt rét và hay đau cảm khi thời tiết chuyển mùa hay nắng mưa thất thường. 

Trước tình hình dịch bệnh thường xuyên của bà con, ông trăn trở, suy nghĩ tìm ra phương thuốc để cứu giúp dân làng. Ông nghiên cứu các loại cây trong vùng và nhận thấy vùng đất này mọc hoang rất nhiều cây Tràm gió.

Ông cắn thử loại cây tràm gió thì cảm nhận có vị cay the, đốt lên có hơi khói thì muỗi và côn trùng bỏ chạy. Ban đầu, chưa biết cách chiết suất, ông đã bảo người dân đi chặt cây tràm gió về đốt để xông khói đuổi muỗi. Đốt lên có mùi rất thơm, trên những lá tràm gió chưa cháy hết có chất nhầy, rất thơm như có tinh dầu. Ông hướng dẫn người dân chiết suất tinh dầu tràm bằng hơi nước giống như cách nấu rượu truyền thống có sẵn của người dân địa phương.

Dân dần, ông nghiên cứu sử dụng tinh dầu tràm chữa trị các bệnh: như sốt rét, ho, cảm lạnh, trúng gió, bị thương hàn hay bị côn trùng cắn… Kể từ đó, vùng đất này ít muỗi hơn, các bệnh đau ốm lặt vặt do thời tiết cũng bắt đầu giảm hẳn. Cây dầu tràm gió từ cây mọc hoang trở thành cây thần dược cứu giúp bà con quanh vùng “rừng thiêng nước độc” Lộc Thủy.

Những năm gần đây, Dầu Tràm Lộc Thủy trở thành thương hiệu được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Ngành Dược cũng bắt đầu nghiên cứu, định hình cây tràm gió, có tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim - Myrtacea dùng làm thuốc trị ho, súc miệng, sát khuẩn, trị các vết côn trùng cắn, phòng ngừa cảm lạnh, giảm các cơn đau ở khớp, viêm da, da sưng, ngứa, cháy nắng, phát ban… dùng cho người già, sản phụ, trẻ em, bé sơ sinh và ngăn ngừa virus cúm H5N1.

Dầu tràm Lộc Thủy xưa nay thường tốt hơn các nơi khác và có thương hiệu là nhờ thổ dưỡng, đất đai, nguồn nước, khí hậu khá khác biệt. Nó hòa quyện kết tinh và chiết xuất ra loại dầu tràm gió đặc biệt. Đây là vùng đất vũ trũng có lượng mưa nhiều nhất nước trong năm, có độ ẩm cao vì xung quanh núi đồi bao bọc như một thung lũng. Lộc Thủy vùng đất cằn cỗi nhưng có sức lan tỏa và chiết xuất ra một loại dầu Tràm hảo hạng nhất nước.

Có lẽ ở khắp Việt Nam và trên thế giới, không nơi nào người ta nấu dầu Tràm nhiều bằng ở Lộc Thủy. Trên Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Lộc Thủy, dọc hai bên đường có hàng trăm quầy hàng bán dầu và nấu dầu với các thương hiệu khác nhau. Đây là thổ sản đặc biệt khởi nguồn từ vùng đất này. 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: