-
Giỏ hàng của bạn trống!
Vì sao nhân dân Ấn Độ tôn xưng “Thánh Gândhi”
2021-04-01 08:42:33
Mohandas Karamchad Gândhi là lãnh trụ của Đảng Quốc đại, chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ. Cuộc đời Gândhi là cuộc đời của một con người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp độc lập và giải phóng dân tộc. Ông có một ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân Ấn Độ và được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “thánh”, là “Mahátma” có nghĩa là “tâm hồn vĩ đại”.
Trong lịch sử, Ấn Độ từng là một nước thuộc địa lớn nhất của Anh. Hơn 100 năm dưới ách thống trị thực dân, Ấn Độ mặc dù luôn luôn phải sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ và lạc hậu, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc thì không bao giờ ngừng.
Mohandas Karamchad Gândhi là lãnh trụ của Đảng Quốc đại, chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ. Cuộc đời Gândhi là cuộc đời của một con người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp độc lập và giải phóng dân tộc. Ông có một ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân Ấn Độ và được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “thánh”, là “Mahátma” có nghĩa là “tâm hồn vĩ đại”.
Ngày 02/10/1868, Gândhi chào đời trong một gia đình quan lại địa phương. Cha mẹ Gândhi là những tín đồ Ấn Độ giáo ngoan đạo, đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong ông. Gândhi đã tiếp thu từ những giáo lý Ấn Độ giáo những tư tưởng như phi bạo lực, tự kiềm chế, khoan dung, chịu đựng… mà sau này trong thực tiễn đã trở thành hạt nhân của “chủ nghĩa Gândhi”.
Năm 13 tuổi, theo tập tục tôn giáo, Gândhi lấy vợ. Sau khi tốt nghiệp trung học, Gândhi sang Anh du học, sau đó ông sang Nam Phi thuộc Anh làm việc nhiều năm với tư cách là một luật sư. Trong thời gian này ông tiến hành công tác tổ chức và tuyên truyền chống phân biệt chủng tộc trong số Ấn kiều ở Nam Phi, thành lập hội những người Ấn Độ, mở trường học cho người Ấn và có ảnh hưởng rất lớn trong kiều dân Ấn Độ tại Nam Phi.
Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, năm 1915, Gândhi trở về tổ quốc đau thương của mình, bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ. Năm 1920, ông trở thành lãnh trụ của Đảng Quốc đại, chính đảng lớn nhất ở Ấn Độ và đứng ra cải tổ đảng này. Ông chủ trương “kiên trì chân lý”, áp dụng phương thức “bất bạo lực, bất hợp tác” để chống lại ách thống trị thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.
Ông chủ trương “kiên trì chân lý”, áp dụng phương thức “bất bạo lực, bất hợp tác” để chống lại ách thống trị thực dân
Gândhi đề xướng dân tộc bình đẳng, chủ trương đoàn kết Ấn Độ giáo và hồi giáo, giải phóng phụ nữ, xóa bỏ chế độ đẳng cấp, phát triển công thương nghiệp dân tộc… Những chủ trương đó đều có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với sự phát triển của Ấn Độ và phong trào đòi độc lập.
Gândhi đã cống hiến suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Ấn Độ. Ông 3 lần bị cầm tù, 15 lần tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền, vợ của Gândhi cũng chết bệnh trong nhà tù năm 1944. Gândhi được đông đảo nhân dân Ấn Độ yêu mến và tôn kính. Ông được suy tôn là “thánh Gândhi”, “Ngọn đèn pha của nền tự do Ấn Độ”.
Năm 1947, khoảng trước sau khi Ấn Độ tuyên bố độc lập, ở Ấn Độ đã xảy ra nhiều cuộc xung đột đẫm máu giữa các giáo phái. Gândhi đã bỏ biết bao công sức để hòa giải dân tộc, tôn giáo. Ở tuổi 77, Gândhi đi chân đất từ làng này sang làng khác, kể cả dùng phương thức tuyệt thực để hòa giải các quan hệ tôn giáo, cũng chỉ mong chấm dứt cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Chiều tối ngày 30/01/1948, trên đường hành lễ kêu gọi hòa bình và đoàn kết, Gândhi đã bị một phần tử Ấn Độ giáo quá khích dùng súng lục bắn chết. Ông thọ 79 tuổi.
Một con người suốt đời với chủ trương không dùng bạo lực cuối cùng đã chết trong bạo lực. Cái chết của Gândhi là nỗi đau lớn lao của đông đảo quần chúng nhân dân Ấn Độ. Hơn hai triệu người đã tham dự tang lễ Gândhi. Gândhi được tôn xưng là “Quốc phụ”. Ngày sinh của ông được coi là ngày tết dân tộc. Ngày ông gặp nạn trở thành ngày kỷ niệm những người hy sinh vì nền độc lập tự do của Ấn Độ.