-
Giỏ hàng của bạn trống!
Câu chuyện Hoàng đế trở thành tử tù?
2021-05-14 10:11:46
Đó là câu chuyện có thật xảy ra ở nước Cộng hòa Trung Phi những năm 80 của thế kỷ chúng ta đang sống.
Khi vị hoàng đế cuối cùng của châu Phi là Hailé Seslassié, vua của nước Ethiopia, bị lật đổ vào năm 1974 thì châu Phi không còn chế độ vua nữa. Vào thời kỳ mà chính thể dân chủ đang dần dần phát triển ở châu Phi thì năm 1977, Tổng tống nước Cộng hòa Trung Phi J. B. Bokassa đột nhiên lại tự xưng là vua, trở thành Hoàng đế của đế quốc Trung Phi.
Nằm giữa châu Phi, Trung Phi vốn là thuộc địa của Pháp. Hồi nổ ra Đại chiến thế giới lần thứ hai, Bokassa gia nhập quân đội Pháp. Năm 1960, Trung Phi tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dưới sự khống chế của Pháp. Được Pháp nâng đỡ, năm 1962, Bokassa rời Paris trở về nước nhận trách nhiệm xây dựng quân đội Cộng hòa Trung Phi. Rồi ông ta được cử làm Tham mưu trưởng. Tổng tư lệnh do đương kim tổng thống là David Dacko kiêm nhiệm. Ông này là anh em họ với Bokassa.
Cộng hòa Trung Phi hiện là một trong những nước nghèo nhất thế giới
Bokassa tính cách kỳ quặc và là con người hám quyền lực. Ngày 31/12/1966, Bokassa làm chính biến lật đổ Dacko, tự phong mình là chức tổng thống Trung Phi suốt đời. Sau khi lên chấp chính, Bokassa thực hiện một chính sách chuyên quyền, độc đoán, một mình ông kiêm nhiệm đủ các chức vụ: Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ Quốc phòng, Tư pháp… Dưới quyền cai trị của Bokassa, nền kinh tế Trung Phi ngày càng kiệt quệ, nạn đói tiền miên, các nhà giam lớn nhỏ đều chật ních tù nhân. Trung Phi trở thành một trong những nước nghèo khổ nhất, lạc hậu nhất thế giới.
Bokassa không những không lo phát triển kinh tế trong nước, giải quyết bao nhiêu vấn đề khó khăn trước mắt, trái lại ông chuyên làm những chuyện ngược đời, bất chấp sự phản đối của dân chúng. Một ví dụ điển hình là ngày 4/12/1977, Bokassa đã tổ chức một lễ đăng quan long trọng để lên ngôi Hoàng đế Trung Phi.
Có thể nói đó là một lễ đăng quang cực kỳ xa xỉ, nếu không phải nói là xa xỉ nhất trong thời buổi hiện nay. Bokassa bắt tu sửa lại và xây dựng mới nhiều công trình nguy nga tráng lệ cho riêng mình, thuê 22 máy bay nước ngoài để đi các nơi trên thế giới mua sắm các đồ quý hiếm. Chỉ riêng ở nước Pháp, Bokassa đã mua 150 tấn rượu ngon nổi tiếng, 200 tấn hoa hồng, chiếc ngai vàng đặt làm cho ông nặng tới 2 tấn. Trên tấm áo khoác của Bokassa đính 78 vạn hạt ngọc trai và thạch anh, nặng tới 25 kg. Ông còn đặt mua 80 chiếc xe ô tô loại đắt tiền nhất thế giới. Chi phí cho lễ đăng quan của Bokassa khoảng 30 triệu đô la, bằng một nửa dự toán cả năm của nước Trung Phi. Nói về nghi thức tiến hành lễ đăng quang, Bokassa bắt đầu làm đúng như nghi thức lễ đăng quang của Napoléon. Bokassa có 8 bà vợ chính thức. Sau khi ông lên ngôi hoàng đế bèn chỉ định người con trai thứ 32 mới 2 tuổi là người kế vị tương lai. Trước khi lễ đăng quang được tổ chức, Bokassa hạ lệnh cho công nhân viên chức trong cả nước phải trích 10% tiền lương để “hiến lễ”. Tài sản riêng Bokassa vơ vét được của nhân dân tới 1 tỷ đôla Mỹ.
Bokassa còn đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên chống đối lại mình. Ông quẳng xác các học sinh bị bắn chết vào vườn thú để nuôi sư tử. Thậm chí, nghe đâu Bokassa còn ăn cả thịt trẻ em.
Xã hội Trung Phi còn nhiều khó khăn
Những việc làm lộng hành, tàn bạo và man rợ của Bokassa khiến nhân dân Trung Phi căm phẫn và dư luận thế giới lên án mạnh mẽ. Ngày 20/9/1979, lợi dụng lúc Bokassa sang thăm Lybie, vị Tổng thống bị Bokassa lật đổ trước đây, được Pháp ủng hộ đã làm đảo chính cướp lại chính quyền và lên làm Tổng thống. Chính phủ mới tuyên bố thủ tiêu đế chế Bokassa, thành lập lại nước Cộng hòa Trung Phi.
Bokassa lưu vong ở nước ngoài. Tháng 12 năm 1980, Tòa án tối cao Trung Phi đã xét xử vắng mặt và kết án tử hình Bokassa. Mấy năm sau, ngày 23/10/1986, Bokassa lén lút đáp máy bay rời Pháp về Trung Phi với âm mưu cướp lại chính quyền. Hắn đã bị chính phủ Trung Phi bắt tống giam, chờ ngày thi hành án. Tháng 6 năm 1987, bản án được thi hành, kết thúc cuộc đời nhục nhà của Bokassa.