Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

“Cải cách Meiji” ở Nhật Bản được tiến hành như thế nào?

31/03/2021
“Cải cách Meiji” ở Nhật Bản được tiến hành như thế nào?

Lịch sử cận đại Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XIX với phong trào đánh đổ chế độ Mạc phủ (Bacuphu) và thực hiện cuộc cải cách “Cải cách Meiji” (Minh Trị duy tân).

Bước vào thế kỷ XIX, Nhật Bản còn là một nước phong kiến dưới quyền thống trị của chế độ Mạc phủ. Mạc phủ vốn là đại bản doanh của các Shôgun (Tướng quân) mỗi lần mang quân đi xuất chinh. Sau này quyền lực Shôgun lấn át quyền lực Thiên hoàng, nắm quyền cai trị trong cả nước. Mạc phủ trên thực tế trở thành trung tâm chính trị quốc gia với tư cách là cơ quan chính quyền cao nhất trong cả nước.

Tháng 12 năm 1866, Thiên hoàng Mutsuhito, hiệu là Meiji (Minh Trị) bắt đầu trị vì đất nước, kế nghiệp vua cha. Từ mấy trăm năm nay, Thiên hoàng Nhật Bản chỉ là người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, thực quyền hoàn toàn nắm trong tay Mạc phủ. Đến năm 50 của thế kỷ XIX mà công thương nghiệp của Nhật phát triển còn rất chậm chạp. Chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Mạc phủ hạn chế rất nhiều sự lớn mạnh những mầm mống tư bản chủ nghĩa vốn ra đời rất sớm trong lòng xã hội phong kiến Nhật. Trong khi đó, đang trên đà phát triển nhờ làm cách mạng tư sản, các nước Âu - Mỹ đã ráo riết giòm ngó và tiến hành hoạt động xâm lược Nhật. Kể từ giữa thế kỷ XIX, chính sách đóng cửa của Nhật lần lượt bị pháo hạm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Hà Lan phá vỡ. Mâu thuẩn giai cấp ở Nhật càng trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh nội bộ đã làm cho nền thống trị phong kiến của Mạc phủ lung lay và có nguy cơ sụp đổ.

Sau khi Thiên hoàng Mutsuhito đăng quang, ông đã ra “Mật chiếu diệt Mạc phủ”, tập hợp quanh mình những người có tư tưởng diệt Mạc phủ và đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản mới lên cùng tầng lớp quý tộc mới. Dưới ngọn cờ “Phò Thiên hoàng đánh đỗ Mạc phủ”, lực lượng chống đối bắt đầu cuộc chiến tranh lật đổ chế độ Mạc phủ.

Thiên hoàng Mutsuhito (Meiji) lúc đăng quang

Tháng 11 năm 1868, một trận quyết chiến chiến lược để phân định thắng bại đã diễn ra giữa 15000 đại quân Mạc phủ của Shôgun Tokugawa với quân đội của Thiên hoàng. Quân đội của Thiên hoàng cuối cùng đã toàn thắng trong chiến dịch này. Tính đến mùa hè năm 1869, các lực lượng của quân đội Shôgun ở khắp nơi đều bị quân Thiên hoàng đánh tan.

Tháng 3 năm 1869, chính phủ Thiên hoàng Mutsuhito, hiệu là Meiji dời đô từ Kyôto về Edo vốn là trung tâm chính trị của Nhật Bản và đổi trên thành Tôkyô. Đến đây, chế độ Mạc phủ thống trị Nhật Bản 265 năm đã bị lật đổ. Nước Nhật bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi lật đổ nền thống trị của Mạc phủ.

Trong thời kỳ 1886 đến 1873, chính phủ Meiji đã thi hành một loạt chính sách cải cách mà lịch sử nước Nhật gọi là “Cải cách Meiji”. Trong thời kỳ cải cách này, nước Nhật xuất hiện một cao trào cải cách về giáo dục, phát triển công thương nghiệp và xây dựng một quân đội kiểu mới.

Hơn 20 năm sau, Nhật Bản trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa ở phương Đông. Vì lẽ đó, người ta nói cuộc “Cải cách Meiji” đã đưa nước Nhật đi lên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: