Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Vì sao nước Anh đến nay vẫn còn có vua?

07/05/2021
Vì sao nước Anh đến nay vẫn còn có vua?

Quốc vương có thể nói là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội phong kiến, vậy mà ở một nước tư bản phát triển như nước Anh đến nay vẫn còn quốc vương là cớ làm sao?

Ở Tây Âu hiện nay có 7 vương quốc, đó là: Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Tây Ban Nha. Nhưng phải nói trong số các vương quốc đó, nước Anh vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn truyền thống xưa kia của hoàng gia. Chế độ quốc vương của Anh có từ năm 827. Từ 1066 khi Công tước Normandie chinh phục nước Anh xưng là Wiliam I đến Nữ hoàng Elizabeth II hiện nay, nước Anh đã trải qua 41 triều đại.

Nữ hoàng Elizabeth II là vị vua thứ 41 của triều đại.

Kết quả trong cuộc cách mạng tư sản Anh thời cận đại, giai cấp tư sản và quý tộc  đã thỏa hiệp với nhau, dẫn đến kết quả là nước Anh đã áp dụng chính thể quân chủ lập hiến, bởi thế cho nên các thiết chế của vương triều và quốc vương vẫn còn được bảo lưu.

Luật thừa kế ngôi vui ở Anh được quy định như sau: vua là do cha truyền con nối, con trưởng của vua được quyền thừa kế, vua nếu không có con thì do em trai thừa kế. Triều đình Anh quy định: Thành viên hoàng gia không được kết hôn với dân thường, đối tượng kết hôn phải là quý tộc hoặc thành viên trong triều đình, nhưng không hạn chế bởi quốc tịch. Vì thế giữa triều đình Anh và triều đình các nước châu Âu có mối quan hệ thân thích rất phức tạp.

Luật thừa kế ngôi vua ở Anh còn quy định: nếu Nữ hoàng Anh kết hôn với thành viên triều đình nước ngoài thì chồng của Nữ hoàng Anh phải trừ bỏ quốc tịch và gia nhập quốc tịch Anh. Chồng của Nữ hoàng Elizabeth II vốn là hoàng tử Hy Lạp, sau khi kết hôn đã nhập quốc tịch Anh và được phong là Công tước Edimbourg.

Chồng của Nữ hoàng Elizabeth II vốn là hoàng tử Hy Lạp

Luật của hoàng gia Anh quy định, người trong hoàng tộc không được phép kết hôn với dân thường và những phụ nữ đã ly hôn. Cha của Nữ hoàng Elizabeth II là con trai thứ của vua Anh George V, theo luật không được quyền thừa kế ngôi vua. Không ngờ lại xảy ra chuyện anh của ông là Edouard VIII (cũng tức là bác của Elizabeth II) lên thừa kế ngôi vua vào năm 1936 lại cứ khăng khăng đòi kết hôn với một tiểu thư Mỹ mới bỏ chồng. Cuối cùng, trước sự phản đối của triều đình, Edouard VIII “không yêu giang sơn mà lại yêu con gái Mỹ” mới ngự ngai vàng được 325 ngày đã buộc phải tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho em trai là George VI, George VI lại không có con trai, Elizabeth là con gái lớn nên đã được thừa kế ngôi vua vào năm 1952 và trị vì cho đến nay.

Vua George VI, là cha của Nữ hoàng Elizabeth II hiện nay

Quyền lực của vua Anh hiện nay rất hạn chế, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu nhà nước và có quyền thế tập. Trên thực tế, nắm quyền điều hành quốc gia là Hạ viện, Chính phủ và Thủ tướng. Mặc dù vậy, nhà nước trên danh nghĩa vẫn thuộc vua Anh, Chính phủ vẫn là “Chính phủ dưới trướng bệ hạ”, Thủ tướng mỗi tuần vẫn đến triều kiến Nữ hoàng một lần. Người Anh rất coi trọng thói quen truyền thống. Trong những buổi yến tiệc chính thức, mọi người chỉ cạn chén vì Nữ hoàng chứ không vì Thủ tướng, và ngày sinh nhật của Nữ hoàng được coi là ngày quốc khánh.

Chi phí sinh hoạt hàng ngày của vua do nhà nước cung cấp, các thành viên của triều đình đều có bổng lộc hàng năm. Chi phí do nhà nước cung cấp cho họ hằng năm là 6,3 triệu đôla. Từ 1837 cho đến nay, nhà vua chỉ ở tại cung điện Buckingham, nằm giữa trung tâm khu Tây London. Đó là một tòa kiến trúc theo kiểu “tứ hợp viện” với hơn 600 phòng, rộng rãi, thoáng đãng hơn nhiều so với Nhà Trắng của Mỹ. Các thành viên trong triều đình chỉ ở một số phòng, còn lại là những gian trưng bày mỹ thuật hoặc dùng cho những hoạt động của nhà nước. Khi Nữ hoàng có mặt ở cung điện Buckingham thì trên nóc điện treo cờ của Hoàng gia, những lần nữ hoàng phải đi đâu đó thì quốc kỳ Anh sẽ được kéo lên.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: