Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Vì sao Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản?

20/04/2021
Vì sao Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản?

Cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn chót. Ngày 8/5/1945, Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trước đó, ngày 3/9/1943, Italia đã xin đầu hàng. Sự tan rã của phát xít Nhật và số phận của nó cũng đã được định đoạt. Thắng lợi của các nước Đồng minh là không thể đảo ngược được và chỉ còn trong gang tấc. Vậy vì sao, trong tình hình đó, Mỹ vẫn muốn ném bom nguyên tử xuống đất Nhật?

Lúc bấy giờ, Liên Xô tuy đã tuyên chiến với Nhật, nhưng chính phủ Mỹ tính toán rằng trong trận chiến đấu cuối cùng để buộc Nhật đầu hàng và chiếm đóng nước Nhật, quân Mỹ có khả năng phải chịu thương vong khoảng 100 vạn người; nếu ném bom nguyên tử thì Nhật có thể đầu hàng sớm hơn và có thể tránh thương vong cho quân Mỹ.

Chính phủ Mỹ cũng thấy trước rằng sau chiến tranh, Liên Xô sẽ là đối thủ chính của họ, việc ném bom nguyên tử cũng là để diễu võ dương oai, uy hiếp và kiềm chế Liên Xô, để đảm bảo địa vị bá chủ của Mỹ sau chiến tranh.

Mỹ quyết định ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản còn vì một mục đích nữa, đó là muốn thử nghiệm bom nguyên tử thực tế trên chiến trường thứ vũ khí giết người hàng loạt này. Họ chủ trương chọn mục tiêu là một thành phố lớn tập trung các nhà máy và chưa bị oanh tạc lần nào để tìm hiểu sức công phá của bom nguyên tử.

Để nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, nước Mỹ đã huy động khối lượng lớn nhân lực và vật lực, chi phí tới hơn 2 tỷ đô la, bằng cả số tiền Mỹ dùng sản xuất vũ khí, đạn dược dùng cho Đại chiến thế giới thứ hai. Hơn nữa việc chế tạo bom nguyên tử phải tiến hành trong điều kiện cực kỳ bí mật, cả nước chỉ có 4 người lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo công việc, thậm chí giữa Quốc hội và Chính phủ đã tranh cải nhiều lần về khoản kinh phí này. Một quả bom nguyên tử tốn kém là như vậy mà không phát huy được hiệu quả nào, chắc sẽ bị Quốc hội gây sức ép lớn và đảng đối lập càng lớn tiếng chỉ trích. Đó chính là lý do dẫn tới chính phủ Mỹ cuối cùng phải quyết định ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Horoshima là hải cảng lớn nhất và cũng là thành phố công nghiệp của Nhật. Trong chiến tranh Horoshima tổng cộng chỉ mới biết đến 12 quả bom, thiệt hại kể ra không có gì. Quân Nhật đóng ở đây cũng không quá 24.000 người.

Sáng sớm thứ hai, 6/8/1945, bốn chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ nhằm hướng Nhật Bản bay tới. Ba chiếc làm nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh, còn một chiếc mang quả bom nguyên tử dài tới hơn 4 mét, nặng hơn 4500 kg, phần hạt nhân nặng không quá 0,5% trọng lượng, nằm ở lớp trong cùng.

Một cột khói hình nấm bốc cao hơn 6000 mét dựng đứng như một tấm bia mộ

Toàn cảnh Horoshima đã hiện rõ dưới cánh máy bay. 8 giờ 15 phút, trái bom được ném xuống từ độ cao hơn 9000 mét. Sau 45 giây, nó nổ ở độ cao cách mặt đất khoảng 500 mét. Người ta thấy một quả cầu lửa khổng lồ vỡ ra, lúc đầu là vầng sáng trắng khổng lồ cực mạnh, dần dần chuyển sang màu hồng, rồi màu lam. Màu sắc sặc sỡ của nó tạo cho con người cảm giác sợ hãi chưa bao giờ có. Độ nóng ở trung tâm quả bom lên tới một triệu độ, hàng vạn người ở Horoshima chỉ sống được một hai giây rồi bị thiêu thành than, những hàng cột điện cách dăm ba cây số đều bị cháy trụi, sức mạnh của nguyên tử phóng ra thiêu hủy mọi vật cản. cả Horoshima là một biển lửa, chỉ trong vài phút, một cột khói hình nấm bốc cao hơn 6000 mét dựng đứng như một tấm bia mộ khổng lồ. Hơn 13 vạn dân Horoshima thiệt mạng, hàng ngàn, hàng vạn người dân bị mù. Chất phóng xạ còn làm cho bao nhiêu người dân chết dần chết mòn suốt 20 năm sau đó. Cả thành phố Horoshima trở thành một vùng đổ nát hoang tàn.

Thành phố Horoshima trở thành một vùng đổ nát hoang tàn

Ngày 9/8, Mỹ ném trái bom thứ hai xuống Nagasaki.

Ngày 14/8, Thiên hoàng Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: