Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Tinh dầu tràm trà và tràm gió có gì khác nhau?

07/03/2021
Tinh dầu tràm trà và tràm gió có gì khác nhau?

Tinh dầu tràm được chia làm 2 loại là tinh tràm gió và tràm trà, thành phần tương tự gần như giống nhau. Điều này làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn là cả 2 đều có công dụng như nhau nhưng thực ra là không phải. Love Baby sẽ chỉ rõ sự khác nhau của 2 loại tinh dầu tràm này giúp bạn đọc phân biệt rõ.

Về xuất xứ:

Tinh dầu tràm gió: Chiết xuất từ cây tràm gió thiên nhiên. Các cây tràm này thường được phân bố ở Thừa Thiên Huế.
- Tinh dầu tràm trà (tràm úc): Chiết xuất từ cây trà tràm. Tràm trà phổ biến phân bố ở Úc.

Vườn lá tràm gió Love baby ở Huế

Về thành phần:

- Tinh dầu tràm trà:  thành phần chủ đạo là terpinen - 4-ol,
- Tinh dầu tràm gió: thành phần chủ đạo là  cineol 1,8. Ngoài ra còn có α-Terpineol và các hoạt chất khác...

Công dụng:

Tinh dầu tràm trà và tràm gió có công dụng chung đó là: Khử mùi, thanh lọc không khí, giảm stress giúp đầu óc dễ chịu khi xông phòng, có thể giải cảm, đuổi muỗi, trị mụn và một số loại bệnh về da….
• Tinh dầu tràm gió: Lượng Cineol trong tràm gió có công dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm. Vì vậy, Tràm gió được dùng nhiều để trị bệnh, xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh
• Tinh dầu tràm trà: Lượng Terpinene -4-ol trong tràm trà có công dụng sát khuẩn, trị nấm.., α-Terpineol giúp sát khuẩn, trị nấm, ức chế virus. Chính vì vậy, tràm trà được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu,…

Tìm hiểu chi tiết về tinh dầu tràm gió

Tràm gió là một cây cao, thường xanh với vỏ cây màu xám như giấy, lá thơm và gai hoa màu trắng hoặc xanh lá cây.

Tinh dầu tràm gió nguyên chất có đặc điểm gì?

Mùi của tinh dầu tràm được quyết định bởi hàm lượng Cineol (Eucalyptol), hàm lượng Cineol càng cao thì mùi tinh dầu tràm càng đậm. Nhưng hàm lượng Cineol này lại phù thuộc vào nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất tinh dầu tràm.

Tinh dầu tràm có mùi hơi nồng lúc mới mở nắp lọ sẽ có mùi thơm nồng nhưng để một thời gian sẽ có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, hít vào có cảm giác thông mũi, mát họng.

Cách sử dụng tinh dầu tràm cho từng công dụng

Trị mụn

Dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm gió lên nốt mụn, hoặc nhỏ thêm 1 giọt tinh dầu tràm gió vào sửa rửa mặt để làm sạch sâu da mặt, hạn chế mụn.

Trị ho cảm

Nhỏ tinh dầu tràm vào bát nước nóng rồi xông hơi, hoặc massage tinh dầu tràm lên vùng lưng, ngực để giảm ho.

Làm đẹp

Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn.


Tinh dầu tràm gió còn có thể ứng dụng trong làm đẹp rất tuyệt vời

Chống viêm nhiễm

Dầu tràm có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng……

Bằng cách sử dụng khuếch tán tinh dầu tràm gió với máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu tràm ra không khí…

Bạn có thể chuẩn bị sẵn cả tinh dầu tràm gió và tràm trà trong gia đình để ứng dụng được công dụng của cả hai loại, phòng những trường hợp khi trái gió trở trời lại an toàn cho mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ.
Hi vọng qua bài viết này, Love baby có thể giúp bạn phân biệt rõ hơn về tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà cũng như biết cách ứng dụng từng loại và những tình huống cụ thể. Nếu bạn cần tư vấn gì thì inbox ngay cho Love baby nhé!

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: