Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Liệt sĩ Nguyễn Văn - Người từng làm Bí thư 6 huyện

03/01/2016
Liệt sĩ Nguyễn Văn - Người từng làm Bí thư 6 huyện

Người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn từng 3 lần làm Bí thư Huyện uỷ Phú Lộc; làm Bí thư 5 huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Điền.

Đồng chí Nguyễn Văn sinh năm 1922, quê ở Mỹ Lợi (Vinh Mỹ, Phú Lộc). Năm 1945, đồng chí tham gia vào Đội Thanh niên cứu quốc, năm 1946 được kết nạp vào Đảng. Năm 1947, đồng chí được điều làm Bí thư Chi bộ xã Vinh Mỹ.

1(2) (1)

Chân dung đồng chí Nguyễn Văn

Tháng (8/1947), đồng chí bị dân vệ xã bắt, hai tên kẹp đồng chí vào giữa và dẫn đến nộp cho đồn Pháp ở chợ Mỹ Lợi. Lợi dụng đi qua chợ đông đúc, đồng chí đạp mạnh vào tên đi sau, lẫn vào đám đông thoát được. Sau việc đó, nhà đồng chí Văn bị giặc Pháp kéo vào đốt sạch, bắt cả gia đình quản thúc tại đồn 3 tháng.

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đồng chí được bố trí ở lại “nằm vùng” địa bàn huyện Phú Lộc. Đây là khoảng thời gian vô cùng gian khổ, bám trụ cùng nhân dân trên địa bàn huyện phá ấp chiến lược Mỹ-Nguỵ và thể hiện năng lực vượt trội của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Được tổ chức tin tưởng đặc biệt, từ lúc hoạt động cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu (1945 - 1978), ba lần đồng chí được điều làm Bí thư huyện ủy Phú Lộc và làm Bí thư 5 huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Điền. Kinh qua gần hết các chức vụ Trưởng ban Đảng của tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, sĩ quan liên lạc Hiệp định Giơnevơ của tỉnh Thừa Thiên… Nhắc đến cái tên Nguyễn Văn, đồng đội tự hào: “Ở đâu khó có anh Văn”.

Ông Trần Minh Đằng, 66 tuổi, từng làm công tác cần vụ, liên lạc cho đồng chí Văn nhận xét: “Anh Văn là người cẩn trọng, những lúc đi trinh sát nắm tình hình để bố trí trận đánh, anh đều đích thân đi. Anh có hai sở thích giản dị là uống nước chè xanh và hút thuốc lá vấn quê hương Mỹ Lợi”.

Năm 1963, đồng chí Văn là người duy nhất trong huyện được tổ chức chọn cử vào Khu V (Quảng Ngãi) học tập về Phong trào Đồng khởi. Tỉnh uỷ chọn Phước Mỹ (Lộc An) và Lương Điền Thượng (Lộc Điền) làm điểm. Đồng chí Văn lúc này là Bí thư Huyện uỷ, nhận thấy thời cơ thuận lợi để lãnh đạo nhân dân đồng loạt phá ấp chiến lược, đồng chí đã chỉ đạo nhân dân các xã Khu I, Khu III đồng loạt hưởng ứng Phong trào Đồng khởi.

Để cổ vũ tinh thần cách mạng, kêu gọi nhân dân và chiến sĩ cách mạng một lòng phá ấp chiến lược của Mỹ - Nguỵ, đồng chí Nguyễn Văn đã làm một bài thơ với tựa đề “Bắn nữa đi anh”. Nhiều đồng đội gọi đó là một bài “hịch”, đến nay nhiều người còn nhớ vanh vách…

Như Khe Tre ngổn ngang xác giặc. Như thiết xa Đá Bạc thành than. Như bốt đồn Hói Mít đánh tan. Như Núi Thành, Ba Da. Như Lệ Thanh, Đồng Xoài, Sông Bé.…Tháng năm về nở rộ chiến công… (trích dẫn đoạn đầu của bài thơ)

Dau Tram vip

Ngày 5-7-1964, đồng chí phát lệnh khởi nghĩa kèm theo bài “hịch” của mình, Phong trào Đồng khởi phá ấp chiến lược phát triển mạnh mẽ ở Vĩnh Lộc, Lương Lộc, Diên Lộc, Bàn Môn, Nghi Giang, Nam Trường, Mỹ Á... Trong 2 ngày 6 và 7-7-1964, hàng loạt ấp chiến lược bị phá bỏ, nhân dân làm chủ nhiều vùng trên địa bàn huyện.

Nhờ sự quyết đoán và tài lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Văn, ngoài hai xã điểm là Phước Mỹ và Lương Điền Thượng, nhiều xã khác trên địa bàn huyện cũng được giải phóng khỏi ấp chiến lược. Chiến thắng của Phong trào Đồng khởi phá ấp chiến lược, làm cho Mỹ - Ngụy mất khả năng kiểm soát vùng nông thôn, người dân thoát được ách kìm kẹp và phong trào cách mạng hoạt động thuận lợi hơn.

Ngoài tài năng chỉ huy, lãnh đạo, đồng chí là người có tài bơi lội. Lúc bấy giờ từ Khu I để sang được Khu III chỉ có thể đi bằng thuyền, nhưng những lúc địch kiểm soát gắt gao, đồng chí chọn cách bơi qua phá Cầu Hai. Có lần bị địch phát hiện, chúng quần thảo, bắn vào những khóm cây, vạt lưới nghi ngờ đồng chí Văn ẩn nấp.

Sau ngày giải phóng, đồng chí tiếp tục giữ các chức vụ chủ chốt các ban của tỉnh như Trưởng ban Dân vận, Binh vận, Mặt trận, Nông hội, Trưởng ty Thương binh - Xã hội… Năm 1978, đồng chí nghỉ hưu theo chế độ và mất năm 1985 tại quê nhà. Với những đóng góp to lớn đó, tên của đồng chí Nguyễn Văn được đặt cho một con đường ở thị trấn Phú Lộc.

Đồng chí Lê Quý Mỹ, người kết nạp đồng chí Văn vào Đảng (nguyên Bí thư Huyện uỷ Phú Lộc 1976 - 1980) trải lòng. “Những chỉ đạo của anh Văn quyết định đến chiến thắng của Phú Lộc trong những năm tháng phá ấp chiến lược Mỹ - Nguỵ. Với những thành tích đó, anh rất xứng đáng là một anh hùng, nhưng đáng tiếc đến giờ tôi vẫn chưa làm được gì cho anh, tôi thật có lỗi với anh”.

Tiến Vinh (Báo Thừa Thiên Huế)

http://www.baothuathienhue.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?NewsID=1-0-48055

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: