Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Du khách ngày càng ít đến Huế, một phần do người kinh doanh

10/04/2016
Du khách ngày càng ít đến Huế, một phần do người kinh doanh

Tác giả Minh Hiền trong bài “Du lịch Huế: Thăm nhiều, chơi ít” (Thừa Thiên Huế Cuối tuần, số 776, 25/9 đến 28/9/2014) đã nêu những dẫn chứng việc du khách ngày càng ít ở lại Huế. Bản thân tôi, người viết khẳng định 70% là do chính người kinh doanh.

Khoảng khắc yêu Huế

Năm 2008, Trường Cao đẳng sư phạm Huế tổ chức cho lớp chúng tôi đi một chuyến thực tế tại các tỉnh phía Bắc, điểm đến là Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hạ Long, Hải Dương…phải nói rằng các điểm du lịch đều có một nét đẹp riêng. Ấn tượng của chuyến đi là được đứng trên mái tàu cao dạo quanh Vịnh Hạ Long, những hòn đảo rêu phong lần lượt hiện ra trong bức nền xanh biếc của biển nước…nó giống như là một bức tranh động.

Nhưng điểm nhấn nhất trong chuyến đi không phải là một nơi nào khác và chính là… Huế. Cả lớp chúng tôi đa số là người Huế hoạt các tỉnh khác học nhiều năm ở Huế, khi trở về xe ô tô đi qua cầu Phú Xuân, tất cả hướng mắt về phía cầu Tràng Tiền bất chợt thốt lên “wa..a, Huế đẹp quá, thơ mộng quá…”. Điều mà bình thường cả lớp ít người cảm nhận được khi đứng ở cầu Phú Xuân hay các nơi khác ở Huế.

Thật sự không phải tôi nói quá về Huế, nhưng bình thường chúng ta sống với Huế, quen với Huế nên thấy Huế chẳng có gì hấp dẫn, nhưng khi các bạn đi xa, mới thấy Huế thật đẹp. Riêng lớp tôi lúc đó xa Huế 4 ngày, được đi khám phá những cảnh đẹp ở các tỉnh thành khác, khoảng khắc ở điểm cao hơn bình thường (ngồi trên xe ô tô), được nhìn về Huế ban đêm long lanh ánh điện, với cầu Tràng Tiền đa sắc màu màu rọi bóng xuống Sông Hương, tạo nên cảnh sắc như tấm gương phản chiếu, tức thời tạo nên sự so sánh và thốt lên bằng trái tim, bằng tình yêu trong tâm thức.

Buồn với những kiểu kinh doanh chụp dựt

Bản thân tôi là người Huế, yêu văn hoá Huế, phong cảnh Huế nhưng thật sự rất ngại dẫn người thân đến Huế…du lịch. Bởi tôi đã hai lần có ấn tượng không tốt về kiểu cách kinh doanh của cách kinh doanh của vài hộ kinh doanh du lịch của Huế.

Cuối năm 2012, một vài người thân của tôi ở miền Bắc vào Huế thăm, tôi đưa họ đi thuyền rồng ngắm sông Hương. Giá thỏa thuận mua vé suất bến là 160.000đ/giờ cho thuyền đơn. Thuyền chạy lòng vòng cả đi và về khoảng 1,5km, thời gian mới 35 phút đã quay lại bến. Nhận thấy thời gian không đúng như thoả thuận, điểm đi lại quá gần, tôi thắc mắc hỏi chủ thuyền thì nhận những lời khá hóc và không máy thiện cảm. Ngại vì đang có khách xa, không muốn họ đánh giá về quê mình nên tôi cũng đành biết im lặng cho xong.

Lần gần đây (tháng 8/2014) tôi đưa USB vô tiệm ảnh Boni (25 Trần Cao Vân, TP. Huế) để sang ảnh. Vốn dĩ sang ảnh là rất nhanh nhưng cũng…2 ngày sau mới có ảnh. Đau hơn, tôi còn nhận được một tập ảnh được in bằng giấy ảnh in màu, mỏng, rẻ tiền (thay cho loại giấy in ảnh mà các lab hiện nay vẫn đang sử dụng) dẫn đến màu sắc của ảnh đen, không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Ngoài ra trong quá trình ép, nhiều bức ảnh bị phồng, sứa, tiệm vẫn để nguyên giao cho tôi. Và số tiền thanh toán cũng khá “chát”, 997.000đ cho 150 ảnh và 2 cuốn album (kích thước 13 x 18cm, có ép), từ đi 2 cuốn album, thì giá tương gần 6.000đ/tấm (trong khi đó giá thị trường là 3.500đ/tấm).

Tôi nghĩ bụng chắc chủ tiệm có sự nhầm lẫn nên gọi bà chủ hỏi về sự “bất thường” trên. Đáp lại lời đề nghị nhã nhặn của tôi, là những lời khá “hóc” không chút lịch sự của bà chủ tiệm Boni tên là Tú (đồng thời là chủ tiệm Thanh Xuân đối diện, ngoài kinh doanh ngành ảnh, còn kinh doanh ẩm thực và cả khách sạn cũng mang tên Thanh Xuân), “lấy ảnh, lấy tiền rồi thôi, không xem đi xem lại chi hết hớ”. Bà chủ không quên bồi thêm “Muốn rẻ thì cứ mua máy về mà tự in ở nhà, lên đây thì chỉ có giá nớ!?”.

Thanh Xuan (2)

Tiệm Thanh Xuân kinh doanh ngành ảnh, máy ảnh kỹ thuật số

Huế dù có đẹp, có thơ mộng, ấn tượng đến đâu đi chăng nửa. Chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa phương dù có tốt đến thế nào, thì với cách kinh doanh như những doanh nghiệp này, thì việc khách du lịch ngày càng ít đến Huế cũng là đều không có gì lạ.

Tiến Vinh

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: