-
Giỏ hàng của bạn trống!
Di tích cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế (1942 - 1945)
2016-01-03 04:26:00
(Dầu tràm Love Baby) - Cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời (1942 - 1945) cùng với các điểm di tích, lịch sử, văn hoá như Làng văn hoá Mỹ Lợi, chùa Thánh Duyên, núi Linh Thái, đầm Cầu Hai đang là điểm du lịch đầy hứa hẹn và là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế.
Xã Vinh Giang - huyện Phú Lộc đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cách mạng trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế (1942 - 1945) tại nhà đồng chí Lê Minh (Lê Tư Minh).
Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cách mạng |
Vinh Giang là xã vùng ven biển, đầm phá thuộc vùng khu 3 huyện Phú Lộc. Nơi đây là một trong những cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng. Hàng loạt thanh niên Vinh Giang và các xã khu 3 đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, phong trào cách mạng đã lan toả khắp thôn, xóm và trong nhân dân. Dù kẻ thù khủng bố, đàn áp dã man nhưng nhân dân khu 3 vẫn trọn niềm tin với Đảng. Trong nhiều địa danh, cơ sở cách mạng trên địa bàn xã Vinh Giang, tiêu biểu có trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế thời kỳ 1942 - 1945.
Toàn cảnh di tích |
Năm 1942, đồng chí Nguyễn Chí Thanh và các đồng chí Tỉnh uỷ lâm thời đã quyết định chuyển cơ sở về hoạt động tại xã Vinh Giang. Ngôi nhà của đồng chí Lê Minh được sử dụng làm trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời. Nơi đây, đồng chí Nguyễn Chí Thanh thường xuyên làm việc và chủ trì nhiều cuộc họp chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh, liên lạc với xứ uỷ Trung kỳ và các địa phương khác. Ngôi nhà này là nơi chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho hội nghị toàn tỉnh trên đầm Cầu Hai chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Di tích này còn ghi nhiều công lao cống hiến hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của nhiều đồng chí như Lê Bá Di, Lê Cương, Phan Sung, Nguyễn Đình Sản, Lê Hải. Từ ngôi nhà này, đồng chí Lê Minh đã giác ngộ cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Phó Bí thư Khu uỷ Trị Thiên - Huế, Chỉ huy trưởng mặt trận Huế trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đặc biệt, đây là địa điểm mà đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau khi vượt ngục trở về đã lãnh đạo phong trào cách mạng và trở thành vị tướng tài ba, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiến Vinh (Báo Thừa Thiên Huế)
http://www.baothuathienhue.vn/?gd=6&cn=274&newsid=28-0-26622