Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Cửu Đỉnh – nét hấp dẫn, độc đáo của Hoàng thành Huế

02/01/2016
Cửu Đỉnh – nét hấp dẫn, độc đáo của Hoàng thành Huế

Dầu tràm Love Baby - Góc Tây Nam của Đại Nội thành Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), có một quần thể kiến trúc rất độc đáo, hấp dẫn, được du khách nhắc đến tên như một điểm đến không thể thiếu - đó là quần thể di tích Khu miếu thờ, gồm Hiển Lâm Các, Thế Miếu và Cửu Đỉnh.

Các công trình này liên kết với nhau về không gian kiến trúc, về chức năng mỗi công trình, trong một tổng thể cảnh quan hài hòa. Hiền Lâm Các là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích các vua triều Nguyễn và các vị đại thần, cao 17m; Thế Tổ Miếu (thường gọi Thế Miếu) là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn, mỗi vị vua một án thờ. Đây cũng là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố…

cuu dinh hien lam cac

Cửu Đỉnh trước thềm Hiển Lâm Các

Cửu Đỉnh là tổ hợp 9 chiếc đỉnh bằng đồng, đặt hàng ngang dưới thềm Hiền Lâm Các, đối diện qua sân và tương ứng với 9 gian thờ vua trong Thế Miếu. Trong đó có 1 đỉnh ở giữa hàng, được đặt nhích lên 3m với hàm ý để tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều đại (Gia Long).

Mỗi đỉnh được khắc một tên riêng, là “miếu hiệu” tượng trưng mỗi vịhoàng đế sau khi mất đưa vào thờ tại Thế Miếu, như: Cao Đỉnh- vua Gia Long; Nhân Đỉnh- vua Minh Mạng; Chương Đỉnh- vua Thiệu Trị; Anh Đỉnh- vua Tự Đức; Nghị Đỉnh- vua Kiến Phúc; Thuần Đỉnh- vua Đồng Khánh; Tuyên Đỉnh- vua Khải Định; còn Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa tượng trưng cho vua nào bởi khi Cách mạng tháng Tám thành công đã chấm dứt thời kỳ phong kiến của vương triều nhà Nguyễn, đưa nước ta bước vào trang sử mới.

Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, với các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, binh khí… tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Tất cả 153 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 153 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng nước ta hồi đầu thế kỷ XIX.

Cửu Đỉnh được đúc từ cuối năm 1835 và hoàn thành đầu năm 1837. Trải qua các thời kỳ chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam và giai đoạn suy thoái kinh tế bao cấp (1975-1981), Cửu Đỉnh vẫn còn nguyên vẹn 9 đỉnh và không bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.

Giá trị của Cửu Đỉnh trước hết nằm ở tầm vóc to lớn của nó và trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công Phường Đúc, Huế. Chiếc cao nhất tới 2,5m, chiếc thấp nhất 2,3m. Chu vi vòng lưng từ 4,64m tới 4,72m. Trọng lượng chiếc nặng nhất 2061kg, chiếc nhẹ nhất 1935kg.

Cửu Đỉnh thực sự là di sản văn hóa quý hiếm,. Dưới góc nhìn lịch sử văn hóa, Cửu Đỉnh là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất giang sơn và ước mơ triều đại bền vững. Đến với Huế hôm nay, du khách vẫn truyền nhau thông điệp từ tổ hợp độc đáo này: “Chưa biết Cửu Đỉnh coi như chưa biết đến Cố đô”.

Nguồn: Dân Việt

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: