Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Rượu "Tùng Vân thang" mua ở đâu?

14/01/2022
Rượu "Tùng Vân thang" mua ở đâu?

Tác giả: Đục Liên Tục

Những ngày qua đúng là những ngày vất vả với tôi, không phải vì vợ, vì con, vì công việc… mà vì thầy ông nội Lê Tùng Vân gia nhập đội bóng Juventus. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi là thầy ông nội thay màu áo thì có liên quan gì đến tôi?

Đúng là thế thật, vì là không liên quan nên tôi mới thấy mệt mỏi? Như chuyện ngày hôm qua, mọi người xem thử có mệt không cơ chứ?

Hôm qua, tôi vừa bước chân ra ngõ, từ đằng xa cụ Húc chạy đến, miệng la ơi ới:

- Đục Liên Tục…, Đục Liên Tục…! Cho ôn hỏi cái?

Tôi ngoái người lại, phóng cái cổ ra xa, cúi gập đầu kính cẩn như dáng vẻ đi chúc tết nhà quan:

- Dạ thưa ôn! Ôn kêu con có việc chi không ạ!

- A, cái thằng ni rứa mà giỏi, tao tưởng mi ngang lắm, rứa mà cũng biết kính trên nhường dưới ghê?

Cụ vừa nói vừa cười mà cặp mắt nhắm tít, hai chân dậm một, từ từ tiến tới như người sắp về thế giới bên kia. Chờ cụ đến gần, tôi hỏi:

- Ôn có việc chi muốn hỏi con à?

- Ừ, ôn hỏi nhờ mi mua giùm cho ít rượu.

- Rượu răng ôn không qua nhà anh Hùng, nhà chị Thu đều là rượu tự nấu bằng men Sì Gòn, uống an toàn?

- Không, không, ôn nhờ mi kiếm giùm loại rượu “Tùng Vân thang” tê tề.

- Rượu Tùng Vân thang?

Tôi trợn tròn hai mắt, kêu lên với cái bản mặt đầy sự ngạc nhiên. Cụ nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm.

- Ơ! Rứa mi chưa nghe à?

- Con có biết chi mô, mới lần đầu nghe ôn noái.

- Ôn biết mi giỏi cái dụ tìm tòi internet, rồi hay mua hàng trên mạng nên ôn nhờ mi tìm hộ.

- Mà không phải mấy hôm trước con nghe ôn có mua rượu Minh mạng thang rồi à? Chừ mua Tùng Vân thang làm chi nửa?

Thấy tôi thắc mắc, cụ Húc từ từ giải thích:

- Ôn dùng rồi mà không có tác dụng, với lại ôn Minh Mạng 50 tuổi đã chết, làm ôn không tin tưởng lắm. Chứ không giống “thầy ông Nội” tuổi 90 vẫn hồi xuân? Nên “Tùng Vân thang” mới thật sự là "bí kiếp võ lâm chí tôn" thế gian có một. Mi tìm giúp, giá bao nhiêu ôn cũng trả?

Nghe cụ Húc nói xong, tôi cứng cái cổ họng, nhưng cũng cố lấy chút lễ nghĩa các cụ ngày xưa truyền lại ra khuyên giải:

- Con nói thật, hồi trẻ ôn không lo chơi, chừ 80 tuổi rồi thì nghỉ ngơi vài năm mà về với ông bà, đua theo thầy ông nội chi cho nó khổ tấm thân già?

Hai má cụ lăn dài những giọt nước mắt. Cụ đang khóc? Cụ khóc thật sự? Phải chăng tôi đã chạm vào nỗi đau sâu thẳm tận cùng trong lòng cụ? Thật xót xa cho tấm thân già như cụ?

Cụ thì thào tâm sự trong cái biểu cảm nước mắt hòa lẫn nước dãi:

- Lúc cụ còn trẻ thì bị ràng buộc trong tập thể. Cơ quan cụ có nhiều em xinh lắm, mà cũng chỉ dám nhìn từ xa chảy dãi, chứ có dám hiếp nó đâu? Hiếp không khéo là dính cả ổ (ý cụ đang bóng gió cái dụ Bí thơ, Chủ tiệt hiếp dâm cấp dưới, dẫn đến kỷ luật cả mớ). Lúc về hưu 60 - 70 tuổi thì mụ vợ còn sống quản lý chặt nên cũng không mần ăn chi được. Giờ mụ vợ chết rồi, ôn mới dám sống thật bản năng của mình. Nói thiệt với con ôn chừ tiền của không thiếu mà cái ấy thì tong teo theo ngày tháng.

- Trời đất ôn ơi! 80 tuổi rồi mà sống thật chi nữa?

- 80 tuổi thì ôn vẫn còn hoạt động tốt được 10 năm nữa mà? Mi không thấy Lê Tùng Vân à, tuổi 90 mà cứ phây phây mỗi ngày một mén (mén - ý cụ là một ngày một vợ)? Mi cứ kiếm đúng rượu “Tùng Vân thang” về đây cho cụ là được? Bao nhiêu tiền cụ gửi gấp đôi cho mi.

Tôi còn biết nói gì hơn, chỉ biết chào cụ rồi cất bước ra đi, được một đoạn thì điện thoại tôi lại liên tục đổ chuông inh ỏi. Cụ Say, cụ Túy, cụ Lúy liên tục gọi cho tôi “nhờ vả” kiếm giúp “Tùng Vân thang”?

Tôi ngán ngẩm lắc đầu, không ngờ cái ông Lê Tùng Vân lại là nguồn cảm hứng bất tận cho các cụ nhà ta đến thế. Suy ngẫm lại tôi mới thấy câu nói “cái gì để lâu ngày không xài sẽ hư” là sai bét nhè, ít nhất là từ ngày có sự xuất hiện của “thầy ông nội” thì mọi thứ đã khác?

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: