Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

Hitler thiết lập nền chuyên chính độc tài phát xít ở Đức như thế nào?

09/04/2021
Hitler thiết lập nền chuyên chính độc tài phát xít ở Đức như thế nào?

Vì sao Hitler được cử làm Thủ tướng nước Đức? Và vì sao y lại có thể thiết lập chính quyền độc tài phát xít ở Đức?

Thứ hai, ngày 30/1/1933, Hitler có cuộc hội kiến với Hindenburg, Tổng thống nước Đức đã 86 tuổi tại dinh Thủ tướng. Đây là cuộc hội kiến có liên quan đến vận mệnh đối với bản thân Hitler, đối với nước Đức và số phận toàn thế giới. Vào lúc này, các thủ lĩnh cao cấp của Đảng Nazi trụ tập tại một khách sạn nơi đặt trụ sở tổng bộ Nazi, cách dinh Thủ tướng không xa, cũng đang sốt ruột ngóng đợi Hitler.

Ít phút sau, Hitler đẩy cửa bước vào. Y chống nạnh đứng giữa phòng, không nói một lời, nhưng cũng không dấu nổi niềm vui trong lòng - Y, đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước Đức.

Vì sao Hitler được cử làm Thủ tướng nước Đức? Và vì sao y lại có thể thiết lập chính quyền độc tài phát xít ở Đức?

6 giờ 30 tối này 20/4/1889, cậu bé Adolf Hitler đã chào đời tại thị trấn nhỏ Braunau nằm trên bờ sông Rhein (Rhim) thuộc nước Áo, giáp giới vùng Bavière của Đức. Cha Hitler là một viên chức nhỏ của hải quân Áo. Thuở nhỏ, chí hướng của Hitler là muốn trở thành một họa sĩ hay một nhà nghệ thuật. Năm 18 tuổi, Hitler lên thủ đô Vienne xin thi vào Học viện Mỹ thuật, bị trượt vì kết quả kém. Năm sau, thi lại lần hai, Hitler vẫn không đỗ.

Chân dung Hitler và cờ chữ

Trong 4 năm sau đó, Hitler trở thành kẻ lang thang khắp các đường phố của Thủ đô Vienne. Năm 1913, Hitler sang vùng Bavière thuộc Đức và năm sau xin vào làm lính cho nước Đức. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, Hitler mới chỉ là anh hạ sĩ quèn.

Chiến tranh kết thúc, Hitler đến Munich, thủ phủ bang Bavière, làm việc trong ngành tình báo lục quân. Một ngày tháng 9 năm 1919, Hitler nhận lệnh đi tham gia một cuộc họp mặt để điều tra hoạt động của một nhóm chính trị tự xưng là Đảng công nhân Đức. Cuộc họp mặt tổ chức trong một quán rượu tồi tàn có khoảng 25 người tham gia. Điều bất ngờ là chỉ sau mấy ngày, Hitler hay tin là mình được tiếp nhận là ủy viên thứ 7 của Ban Chấp hành “Đảng công nhân Đức”. Những ngày sau đó, Hitler quyết định lợi dụng nhóm này để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Năm 1920, Hitler cải tổ tổ chức, đặt cho nó cái tên Đảng công nhân quốc gia - xã hội chủ nghĩa Đức gọi tắt là Đảng Quốc xã (Đảng Nazi).

Hitler và những người cùng chí hướng lợi dụng địa vị nước Đức chiến bại và tâm lý bất mãn trong dân chúng để tuyên truyền kích động và mê hoạt nhân dân. Hitler còn tổ chức ra đội S.A (đội xung kích), và đội SS (đội bảo vệ Đảng), dùng các tổ chức này làm móng vuốt và chỗ dựa để thực hiện mưu đồ chính trị và duy trì nền thống trị phát xít. Hitler còn tự mình thiết kế lá cờ hình chữ thập (卐) để làm biểu trưng cho Đảng Quốc xã (Nazi), đó là hai chữ SS cách điệu. Năm 1921, Hitler xác lập cái gọi là “nguyên tắc lãnh tụ” trong đảng Nazi, coi đó là kỷ luật của Đảng. Hitler trở thành nguyên thủ của Đảng, được giai cấp tư sản lủng đoạn Đức ủng hộ và giúp đỡ, đảng Nazi nhanh chóng mở rộng thế lực, trở thành một trong ba chính đảng lớn ở Đức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là một đòn đặc biệt nghiêm trọng đối với nước Đức, thêm vào đó là một khoảng bồi thường chiến tranh trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tất cả đã làm cho mâu thuẩn dân tộc và mâu thuẩn giai cấp trong nước ngày càng gây gắt. Lực lượng của Đảng Cộng sản Đức đã không ngừng lớn mạnh. Để đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản lủng đoạn Đức, Hitler đã đưa ra những khẩu hiệu mị dân như chống “áp bức”, tranh thủ “không gian sinh tồn” và lợi dụng chúng để dấy lên chủ nghĩa phục thù và tâm lý dân tộc chủ nghĩa. Hitler huênh hoang tuyên bố dân tộc German (Germain) là “dân tộc thượng đẳng” có xứ mệnh thống trị thế giới và cần thiết phải thiết lập một đế quốc Đại Đức. Thêm vào đó, Hitler còn giương cái gọi là ngọn cờ xã hội chủ nghĩa để lừa bịp công nhân, nông dân và giai cấp tiểu tư sản với những lời hứa hẹn hão huyền.

Tháng 7 năm 1932, Đức tiến hành bầu cử Tổng thống, cựu nguyên soái Hinderburg đại biểu cho lợi ích của giai cấp đại địa chủ đại tư sản Đức đắc cử. Ngày 30/1/1933, Hinderburg bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng. Kể từ đây, lịch sử bước Đức bước vào một thời kỳ đen tối nhất - Thời kỳ đế chế III của nền chuyên chính phát xít.

Hitler khi còn nắm quyền ở nước Đức quốc xã.

Ngày 2/8/1934, Hinderburg ốm chết, Hitler lên làm “nguyên thủ quốc gia”, một mình nắm độc quyền về đảng, chính quyền, quân đội, thiết lập chế độ chuyên chính độc tài phát xít ở Đức. Hitler lên ngôi, cuối cùng đã làm cho nước Đức trở thành lò lửa chiến tranh gây ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: