Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

BÓNG ĐÈ

27/08/2021
BÓNG ĐÈ

Tác giả: Đỗ Hoàng Diệu

Nhiều người không thích "Bóng đè". Nhưng số người thích nó vẫn đông hơn. Và dù thích hay không thích thì người ta không thể phủ nhận ấn tượng "Bóng đè" để lại. Lâu lắm mới có một truyện ngắn đặc sắc như vậy.

Bắt đầu từ cốt truyện. Một cô gái thành phố (được viết từ ngôi thứ nhất) kết hôn với chàng trai gốc gác nông thôn. Họ sống với nhau khá hạnh phúc dù chàng trai lắm khi phát hoảng trước đòi hỏi tình dục mạnh mẽ của cô vợ trẻ. Bi kịch bắt đầu xảy ra khi cô gái theo chồng về quê ăn giỗ, cả thảy bốn lần. Đời sống tinh thần tù hãm, lưu cữu của làng quê cộng với sự đối xử sự khắc nghiệt của gia đình nhà chồng đã đem đến cho cô những cơn bóng đè nửa thực, nửa hư rất đáng sợ. Cô bị một hồn ma, có lẽ là ông bố chồng cưỡng hiếp. Có điều là ngoài những cảm giác sợ hãi, xấu hổ, cô gái còn cảm nhận được những khoái lạc thể xác mà chồng cô không thể mang lại. Chồng và mẹ chồng cô dường như biết việc này nhưng không ra tay can thiệp mà chỉ tỏ thái độ ghẻ lạnh, xa cách. Sau bốn lần về quê chồng ăn giỗ hôn nhân của cô bị đe dọa. Kết thúc truyện cô gái có thai, bằng cảm nhận của mình cô chắc chắn hồn ma kia chính là cha của đứa trẻ.

Một cốt truyện đặc biệt như vậy đủ để Bóng đè được dư luận chú ý. Nhưng tác giả của Bóng đè không chỉ đầu tư vào cốt truyện, dường như có vài chi tiết tác giả cố ý đưa vào cốt để độc giả sau khi đọc có những suy diễn giống nhau. Cũng có thể coi đó là những ám chỉ khiến cho Bóng đè mang dáng dấp một tác phẩm văn học minh họa.

Rất nhiều bạn đọc sau khi đọc Bóng đè đã liên tưởng ngay đến một đoạn viết nổi tiếng trong truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là đoạn bút ký của nhân vật người Pháp tên Phăng, y là một trong số vài người châu Âu giúp việc cho vua Gia Long. “Đặc điểm lớn nhất của xứ này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng”. Đây là đoạn viết ấn tượng nhất trong Vàng lửa. Nó cũng là một trong những phát ngôn nặng ký nhất xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Gần hai mươi năm sau Đỗ thị Hoàng Diệu đã công khai minh họa nó bằng một tác phẩm không kém phần ấn tượng: Bóng đè.

Link xem trực tiếp: Bóng đè

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: