-
Giỏ hàng của bạn trống!
13 công dụng của dầu tràm cho mọi lứa tuổi
05/03/2021
Tinh dầu tràm chiết xuất 100% tự nhiên, an toàn khi sử dụng, là sản phẩm đang được sử dụng phổ biến đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ trước và sau sinh
Nhỏ dầu tràm lên khẩu trang trước khi sử dụng là sáng kiến của Phòng nghiệp vụ dược (Sở Y tế Tp.HCM) nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm phổi Covid 19 (*). Tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, trị nấm, long đờm và một số lợi ích thiết thực khác. Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, dầu tràm sử dụng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người già.
Cùng tìm hiểu 13 công dụng của dầu tràm đối với sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
Tinh dầu tràm chiết xuất 100% từ tự nhiên.
Công dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Giảm đau, sát khuẩn vết côn trùng cắn: thành phần Eucalyptol trong tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, giảm đau cho người sử dụng; đối với các vết muỗi đốt, các vết côn trùng cắn trên da trẻ nhỏ, bạn chỉ cần dùng tăm bông, thấm một ít dầu tràm rồi thoa trực tiếp lên vết thương sẽ giảm ngứa và giảm đau hiệu quả cho bé. Lưu ý: Không nên bôi trực tiếp dầu tràm lên vết thương hở. Đối với các vết thương nhẹ thì có thể bôi dầu tràm xung quanh, đợi khi vết thương tự lành mới bôi trực tiếp lên.
Chữa khó tiêu, đầy hơi cho bé: việc trị đầy hơi cho trẻ nhỏ khá khó khăn vì trẻ không tự phát hiện ra việc mình bị đầy hơi đồng thời cơ thể của trẻ lại rất nhạy cảm với thuốc tây. Thành phần Cineol trong tinh dầu tràm sẽ làm nóng, kích thích giảm đau dưới da nên có thể sử dụng cho trẻ đầy hơi, khó tiêu. Các dùng như sau: Thoa dầu tràm quanh rốn và massage phần bụng cho trẻ, điều này sẽ kích thích nhu động ruột (sự co bóp có lợi của ruột), đồng thời đẩy khí dư thừa ra ngoài, giải quyết đầy hơi, khó tiêu cho bé.
- Dùng massage cho bé: dầu tràm không nóng như dầu gió nên có thể dùng để massage cho bé mà không lo bỏng da. Độ nóng của dầu tràm vừa đủ để kích thích tăng tuần hoàn máu, giảm đau mà không làm cho trẻ sơ sinh khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng dầu tràm để massage cho bé ở các vùng chân, tay, lưng và bụng, không nên thoa vào các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, bẹn... vì sẽ làm bé khó chịu.
Dầu tràm giúp làm giảm nhanh các vết sưng đỏ, mẩn ngứa do côn trùng cắn
Chữa ho, trị nghẹt mũi: bôi một ít dầu tràm lên khăn quàng cổ của trẻ sẽ giúp trẻ thông mũi, giảm ho; đối với trẻ nằm ngủ nghiêng có thể bôi một ít dầu tràm lên gối ngay trước mũi cho trẻ hít thở được thoải mái; có thể sử dụng dầu tràm thoa lên cổ, lưng và ngực để giảm ho cho trẻ.
Lọ dầu tràm chính hãng được thiết kế đặc biệt ở phần nắp nên khi đổ ra sẽ không chảy thành dòng mà sẽ chảy thành từng giọt, khi sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý về liều lượng, công dụng của dầu tràm chỉ đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng đúng cách, theo khuyến cáo thì nên sử dụng dầu tràm với liều lượng như sau:
- Pha nước tắm cho trẻ: 5 giọt/chậu nước tắm.
- Massage cho trẻ: 1-2 giọt/ vùng da (bôi lên tay người massage).
- Trị vết muỗi đốt, vết côn trùng cắn: mỗi vết cắn thì lấy dầu tràm một lần bằng cách đặt tay (hoặc tăm bông) lên miệng lọ dầu tràm, dốc ngược để tinh dầu bám lên đầu ngón tay (hoặc tăm bông) rồi thoa cho trẻ.
- Thoa lòng bàn chân, lòng bàn tay: 1-2 giọt/ vùng da.
- Xông hơi cho trẻ nhỏ: 3-4 giọt cho mỗi lần xông hơi.
Một số lưu ý khác khi sử dụng dầu tràm cho trẻ: không nên lạm dụng dầu tràm, chỉ dùng cho trẻ khi cần, tránh xa tầm tay trẻ em.
Vì sao dầu tràm không thể thiếu đối với phụ nữ trước và sau khi sinh
Tinh dầu tràm là "vật bất ly thân" đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, với thành phần tự nhiên vốn có của mình, công dụng của dầu tràm đối với bà bầu bao gồm bảo vệ hệ hô hấp, bảo vệ phổi, giảm phù nề, giảm đau nhức xương khớp cho phụ nữ và giảm nguy cơ rạn da.
- Lọc khuẩn, làm sạch không khí: hương dầu tràm tỏa ra không khí rất hiệu quả đối với việc làm sạch không khí bằng cách xông tinh dầu. Dùng một ít dầu tràm pha vào nước đun sôi bằng bình siêu tốc hoặc phích điện, khi sôi mở nắp để tinh dầu bay hơi theo hơi nước giúp làm sạch không khí và loại bỏ vi khuẩn, vi rút lơ lửng trong không khí. Nên sử dụng dụng cụ khuếch tán tinh dầu để xông tinh dầu tràm nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia hiện nay, việc xông tinh dầu tràm thường xuyên sẽ giữ cho ngôi nhà được thoáng mát. Đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng cơ thể nhằm đẩy lùi dịch viêm phổi Corona.
Dầu tràm mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và làm đẹp cho phụ nữ có thai
- Bảo vệ phổi, bảo vệ hệ hô hấp: thời tiết thay đổi liên tục sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ có thai, trong khi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, họ cần hạn chế, thậm chí không sử dụng thuốc tây. Đây cũng là nguyên nhân các bà, các mẹ truyền tại nhau cách sử dụng tinh dầu tràm tự nhiên phòng bệnh, giữ ấm và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhẹ do thay đổi thời tiết.
Cách sử dụng như sau: Pha một ít dầu tràm vào nước tắm, dùng một tí dầu tràm xông hơi phòng ngủ hoặc toàn bộ căn nhà sẽ giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi, đề phòng cảm lạnh.
Đối với người bị ho có thể hạn chế các cơn ho bằng cách xoa dầu tràm lên lòng bàn tay, lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Đây cũng là cách hiệu quả nhằm giảm chuột rút về đêm cho mẹ bầu.
- Giảm phù nề, giảm đau nhức xương khớp: đa số phụ nữ đều tăng cân mạnh trong thời kỳ mang thai, một số còn tăng cân không kiểm soát, tăng cân cộng với những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến phụ nữ lúc mang thai dễ bị phù nề chân tay và đau nhức xương khớp. Trong khi đó, tinh dầu tràm có thể giảm tình trạng phù nề, đau nhức xương khớp của phụ nữ trước và sau khi sinh con. Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần thoa tinh dầu tràm lên tay và massage đều đôi chân, tay hoặc toàn bộ cơ thể sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau nhức xương khớp giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, có sức khỏe tốt để sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh:
- Không được uống tinh dầu tràm trong bất cứ trường hợp nào.
- Sử dụng để thoa hoặc xông hơi với lượng vừa đủ theo đúng chỉ dẫn.
- Không bôi dầu tràm trực tiếp lên vết thương hở, không bôi trực tiếp vào mắt, mũi, tai.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh lửa và ánh nắng mặt trời.
Công dụng bất ngờ của dầu tràm với người già, người bệnh xương khớp
Ngoài tác dụng đối với trẻ nhỏ, dầu tràm có tác dụng gì với người già và người bệnh xương khớp?
Chống nhiễm lạnh: dầu tràm từ xa xưa đã được sử dụng để phòng ngừa cảm lạnh, “gió máy”. Trước khi đi ra ngoài, chúng ta chỉ cần bôi dầu tràm lên cổ, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân… để tránh gió, phòng ngừa cảm lạnh. Đối với người già trước khi đi ngủ nên bôi dầu tràm lên lòng bàn chân sẽ ngủ ngon hơn, đồng thời phòng chống phong thấp, phòng chống cảm hàn.
Một vài giọt tinh dầu tràm pha vào nước tắm sẽ giúp kích thích hoạt động của da, kích thích máu lưu thông, tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả, tắm xong sẽ cảm thấy da không bị khô, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Hiệu quả bất ngờ với người đau nhức xương khớp: người cao tuổi thường bị lão hóa xương, loãng xương, đau nhức xương khớp. Nhất là trong những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thì việc đau nhức xương là điều khó tránh khỏi. Với công dụng kích thích lưu thông máu và giảm đau hiệu quả, dầu tràm sẽ là giải pháp hiệu quả đối với người cao tuổi giúp điều trị nhức mỏi xương khớp.
Sử dụng tinh dầu tràm từ sớm có thể giảm thiểu đau nhức xương khớp khi về già.
Có thể phát huy công dụng của dầu tràm với hệ xương khớp bằng cách:
- Xoa dầu tràm lên vùng khớp bị đau vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Xoa tinh dầu tràm lên lòng bàn tay và massage tay chân, massage vùng khớp bị đau hoặc massage toàn thân sẽ giúp giảm đau hiệu quả và ngủ ngon hơn.
- Người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên nên có lọ tinh dầu tràm trong nhà nhằm ngăn ngừa các bệnh về khớp.
Tác dụng của dầu tràm trong việc giảm đau: khả năng giảm đau của dầu tràm giúp cho người cao tuổi, người mắc các bệnh xương khớp cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi thay đổi thời tiết hoặc những thời điểm giao mùa.
Người khỏe mạnh có nên sử dụng dầu tràm
Phòng bệnh về hô hấp: dùng tinh dầu tràm tự nhiên nhỏ 1-2 giọt lên khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là sáng kiến của của Phòng nghiệp vụ dược (Sở Y tế Tp.HCM) đang được nghiên cứu áp dụng nhằm phòng tránh tác động của vi rút Corona (Covid-19).
Sử dụng tinh dầu tràm phòng bệnh hô hấp bằng cách:
- Xông tinh dầu tràmtrong phòng làm việc, phòng khách mỗi ngày ít nhất một lần vừa diệt vi khuẩn, vi rút có trong phòng, vừa mang đến hương thơm tự nhiên cho phòng làm việc.
- Xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ và toàn bộ ngôi nhà bằng bình đun nước siêu tốc bằng cách cho vài giọt tinh dầu tràm vào bình có ít nhất ½ lượng nước, đun sôi và để hơi bốc lên tỏa ra cả phòng và toàn bộ ngôi nhà. Xông tinh dầu tràm thường xuyên trong phòng ngủ giúp bạn và các thành viên trong gia đình ngủ ngon giấc hơn, phục hồi sức khỏe sau ngày làm việc căng thẳng.
- Có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu tràm cho vào máy xông tinh dầu và cho hoạt động thường xuyên trong nhà, xông trong máy xông trên ô tô, giúp khử mùi, lọc không khí và tạo mùi hương dễ chịu trên xe.
Tinh dầu tràm kết hợp với máy khuếch tán tinh dầu sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ,
Phòng bệnh xương khớp: thực tế đã chứng minh tinh dầu tràm giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh về xương khớp. Người khỏe mạnh nên thường xuyên sử dụng dầu tràm nhằm phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Tinh dầu tràm sẽ hạn chế nhiễm lạnh, ngăn ngừa tình trạng co cứng gân, tê cơ do thay đổi thời tiết.
Diệt vi khuẩn, vi rút gây ngứa, nước ăn tay chân:
- Đuổi muỗi: tinh dầu tràm với mùi hương dễ chịu và tốt cho sức khỏe con người nhưng lại là mùi khó chịu với ruồi muỗi và côn trùng. Xông tinh dầu tràm thường xuyên trong ngôi nhà giúp đuổi muỗi, đuổi côn trùng, phòng tránh hiệu quả các bệnh truyền nhiễm do ruồi muỗi, côn trùng gây nên.
- Khử trùng, diệt khuẩn: nhờ công dụng này mà sản phẩm chứa dầu tràm được đa số các chị em phụ nữ dùng để chữa các bệnh phụ khoa, hoặc sử dụng định kỳ nhằm phòng tránh các bệnh về phụ khoa do vi khuẩn, vi rút và một số loại nấm gây nên.
- Chống nấm trên da: đối với người bị nấm trên da hoặc vi khuẩn tác động vào da có thể sử dụng dầu tràmđể xử lý hoặc ngăn chặn việc lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.