Giờ làm việc
Giờ làm việc

T2 - CN 24/7

​Nên chọn Tinh dầu Tràm hay tinh dầu khuynh diệp cho con yêu của bạn?

28/04/2017
​Nên chọn Tinh dầu Tràm hay tinh dầu khuynh diệp cho con yêu của bạn?

Nhiều mẹ luôn phân vân: Nên chọn tinh dầu tràm hay tinh dầu khuynh diệp cho con yêu? Loại nào thì tốt hơn và lành tính hơn?

Để so sánh công dụng của 2 sản phẩm chúng tôi sẽ đi vào thành phần chính của sản phẩm, bởi thành phần chính cũng là yếu tố then chốt để các nhà dược phẩm lựa chọn trong quá trình sản xuất thuốc hoặc các nhà trị liệu, khách hàng, các mẹ chú trọng đến mục đích của mình.

So sánh về thành phần chính của 2 sản phẩm tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp.

- Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptol Oil): để hiểu được rõ ràng hơn thì tinh dầu khuynh diệp chính là sản phẩm được chiết xuất từ loài bạch đàn phổ thông có tên globulus với thành phần chính là 1.8 Cineol chiếm đến 90% thành phần.

– Tinh dầu tràm gió (Cajeput Oil) được chiết xuất từ cây tràm gió có hàm lượng 1.8 Cineol từ 40% trở lên và α-Terpineol chiếm từ 5%-12%..

Cineol 1.8 là thành phần chính có chức năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống xung huyết tự nhiên và đó cũng là lý do mà tinh dầu tràm hay khuynh diệp có thể phát huy tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị một số vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, hạ sốt, ho, chảy nước mũi, đau họng, hen suyễn, nghẹt mũi, viêm phế quản và viêm xoang.

Như vậy với thành phần chứa nhiều cineol 1.8 lớn thì tinh dầu tràm hay khuynh diệp đều có thể phát huy những công năng tương tự nhau.

Nhưng α-Terpineol là chất duy nhất có trong tinh dầu tràm lại có một công dụng đáng kể mà tinh dầu khuynh diệp không có.

Bạn có thể tham khảo thông tin sau: “Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu.

Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control). Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng để phòng ngừa cảm mạo, “gió máy” cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ, kể cả sơ sinh. Thiết nghĩ dùng dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô… cũng là một biện pháp y tế dự phòng hợp tình, hợp lý và rất khoa học: vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm như hiện nay.”

Trích dẫn bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ của Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Bá Thoại (BV Tp Đà Nẵng)

Độ lành tính khi sử dụng 2 loại tinh dầu này

Tinh dầu khuynh diệp vẫn có nhiều chống chỉ định hơn như không được uống, không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người cao huyết áp,trong khi tinh dầu tràm HOÀN TOÀN LÀNH TÍNH và không có chống chỉ định. Và lý do tại sao tinh dầu tràm vẫn được ưu tiên hơn trong vấn đề phòng chống cảm cúm cho mẹ và bé cũng như dùng cho cả gia đình.

Hiện nay, ngoài tinh dầu tràm nguyên chất, có một loại tinh dầu tràm ngâm củ nén cũng có tác dụng rất tốt cho con yêu của bạn.

Với những thông tin trên hi vọng sẽ giúp các bạn nắm bắt rõ hơn cơ chế tác dụng của sản phẩm và lựa chọn đúng tinh dầu cho con yêu của mình.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: